12 người, trẻ nhất là Lý Trần Quỳnh Trang (sinh năm 1978), già nhất là Vũ Dân Tân (sinh năm 1946 - đã mất) đã được “ghi danh” trong cuốn sách song ngữ Việt-Anh "12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam" do tác giả Đào Mai Trang làm chủ biên.
Cuốn sách là một tập hợp các bài viết của hơn 10 tác giả trong và ngoài nước và “không chứa đựng một tham vọng lớn nào khác ngoài việc giới thiệu thêm với bạn đọc một đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam.”
Nhưng nhìn vào danh sách các nghệ sĩ mỹ thuật được chọn, người đọc sẽ thấy ý tưởng của nhóm tác giả là muốn đưa ra một cuộc “tuyển chọn” những tên tuổi được cho là tiêu biểu của hai thập niên qua.
Theo họ, trong thời gian này đã có ít nhất ba thế hệ nghệ sĩ mỹ thuật của Việt Nam đã và đang tiếp nối nhau cùng làm nghệ thuật.
Bên cạnh việc chinh phục công chúng trong nước, họ còn đem nghệ thuật của mình ra thế giới với tâm thế tự tin hơn, dần vượt qua cái nhìn ngoại lai phần nào thiên kiến.
Thời điểm này cũng chính là thời điểm mỹ thuật Việt Nam trải qua một bước ngoặt lớn về hình thức, nội dung, quan niệm.
Mỹ thuật từ những giới hạn của từng bộ môn riêng lẻ như hội họa, điêu khắc, đồ họa tiến tới những hình thức nghệ thuật rộng mở về giới hạn không gian, thậm chí cả thời gian thưởng ngoạn và qua đó, mở rộng thế giới quan của con người về một lĩnh vực nghệ thuật.
Như thế, 12 nghệ sĩ được tuyển chọn - một con số đẹp khiến người ta liên tưởng tới 12 con giáp - đều có những thành tựu nghệ thuật được rộng rãi công chúng và giới mỹ thuật cả nước biết đến.
Họ ít nhiều có những ảnh hưởng tới đồng nghiệp và hiệu ứng thẩm mỹ xã hội, tùy mức độ, phạm vi khác nhau. Có thể thấy đó là 12 định danh trong mỹ thuật đương đại.
Buổi giới thiệu sách, với sự tham dự của Đại sứ Đan Mạch, 11 tác giả và 12 nghệ sĩ, sẽ được tổ chức tại Viet Art Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội) từ 10 giờ sáng ngày 28/4./.
Cuốn sách là một tập hợp các bài viết của hơn 10 tác giả trong và ngoài nước và “không chứa đựng một tham vọng lớn nào khác ngoài việc giới thiệu thêm với bạn đọc một đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam.”
Nhưng nhìn vào danh sách các nghệ sĩ mỹ thuật được chọn, người đọc sẽ thấy ý tưởng của nhóm tác giả là muốn đưa ra một cuộc “tuyển chọn” những tên tuổi được cho là tiêu biểu của hai thập niên qua.
Theo họ, trong thời gian này đã có ít nhất ba thế hệ nghệ sĩ mỹ thuật của Việt Nam đã và đang tiếp nối nhau cùng làm nghệ thuật.
Bên cạnh việc chinh phục công chúng trong nước, họ còn đem nghệ thuật của mình ra thế giới với tâm thế tự tin hơn, dần vượt qua cái nhìn ngoại lai phần nào thiên kiến.
Thời điểm này cũng chính là thời điểm mỹ thuật Việt Nam trải qua một bước ngoặt lớn về hình thức, nội dung, quan niệm.
Mỹ thuật từ những giới hạn của từng bộ môn riêng lẻ như hội họa, điêu khắc, đồ họa tiến tới những hình thức nghệ thuật rộng mở về giới hạn không gian, thậm chí cả thời gian thưởng ngoạn và qua đó, mở rộng thế giới quan của con người về một lĩnh vực nghệ thuật.
Như thế, 12 nghệ sĩ được tuyển chọn - một con số đẹp khiến người ta liên tưởng tới 12 con giáp - đều có những thành tựu nghệ thuật được rộng rãi công chúng và giới mỹ thuật cả nước biết đến.
Họ ít nhiều có những ảnh hưởng tới đồng nghiệp và hiệu ứng thẩm mỹ xã hội, tùy mức độ, phạm vi khác nhau. Có thể thấy đó là 12 định danh trong mỹ thuật đương đại.
Buổi giới thiệu sách, với sự tham dự của Đại sứ Đan Mạch, 11 tác giả và 12 nghệ sĩ, sẽ được tổ chức tại Viet Art Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội) từ 10 giờ sáng ngày 28/4./.
(TT&VH/Vietnam+)