Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Brazil Dilma Rousseff bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga đã không giúp hạ nhiệt căng thẳng ngoại giao giữa hai nước sau khi báo chí cho biết chính nhà lãnh đạo quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh cũng là đối tượng do thám của Washington.
Phát biểu với báo giới Brazil ngày 6/9, một ngày sau cuộc gặp trên, bà Rousseff vẫn tuyên bố không loại trừ khả năng hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ dự kiến vào ngày 23/10 tới đấy, chuyến thăm chính thức duy nhất của các nguyên thủ nước ngoài mà ông Obama có kế hoạch đón trong năm nay.
Theo bà, trong cuộc gặp ông Obama, bà khẳng định hoạt động của Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) tại Brazil là “rất nghiêm trọng, vì Brazil là một quốc gia có nền dân chủ lớn và vững chắc.” Từ cách đây hơn 140 năm, Brazil chung sống hài hòa và hòa bình với các nước láng giềng; không có xung đột sắc tộc, tôn giáo; không chứa chấp các nhóm khủng bố và Hiến pháp của Brazil cấm sử dụng và sản xuất vũ khí hạt nhân.
Bà chỉ rõ tất cả các điều trên cho phép loại bỏ hoàn toàn lập luận của Mỹ rằng việc do thám điện tử nhằm bảo vệ Mỹ và các nước bạn bè khỏi các mối đe dọa khủng bố.
Nhà lãnh đạo cánh tả này nhấn mạnh hoạt động gián điệp của Mỹ không dính dáng gì tới an ninh quốc gia mà là liên quan tới các yếu tố địa chính trị, chiến lược, thương mại và kinh tế. Điều này là không thể chấp nhận được, nhất là khi Brazil và Mỹ có quan hệ truyền thống.
Theo bà, việc NSA rình mò các cuộc liên lạc bằng điện thoại và thư điện tử giữa bà và các cố vấn của bà ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của Brazil và vi phạm chủ quyền quốc gia cũng như các quyền con người và dân sự của người dân.
Bà cho biết do cuộc gặp giữa các quan chức hai nước để làm rõ vụ việc không đạt kết quả, Tổng thống Obama đã nhận trách nhiệm “trực tiếp và cá nhân” trong điều tra và cam kết tới ngày 11/9 tới sẽ thông báo kết quả. Tới khi đó bà sẽ quyết định sẽ tiếp tục hoặc bỏ kế hoạch thăm Mỹ.
Mỹ chỉ mời thăm chính thức nguyên thủ của các nước mà Washington có quan hệ liên minh chiến lược. Hôm 5/9 vừa qua, Chính phủ Brazil đã thông báo hủy chuyến tiền trạm chuẩn bị chuyến thăm Mỹ của bà.
Căn cứ tài liệu tối mật do cựu chuyên gia phân tích hệ thống của NSA Edward Snowden cung cấp trực tiếp cho nhà báo Mỹ đang định cư tại Brazil Glenn Greenwald, kênh truyền hình TV Globo của quốc gia Nam Mỹ này ngày 1/9 vừa qua cho biết bà Rousseff đã bị NSA do thám các cuộc gọi điện thoại và thư điện tử.
Tại chương trình trên, TV Globo cũng tiết lộ một tài liệu tuyệt mật đề cập tới những thách thức địa chính trị đối với Mỹ giai đoạn 2014-2019. Theo tài liệu này, sự xuất hiện của Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế tạo ra “nguy cơ cho sự mất ổn định tại khu vực.”
Tài liệu do Snowden rò rỉ còn cho thấy NSA lập ra một nhóm theo dõi vấn đề thương mại của 13 quốc gia châu Âu và các nước có tầm quan trọng “chiến lược” khác như Brazil, Mexico và Nhật Bản. Tất cả các nước này đều quan trọng cho kinh tế và cho “các vấn đề quốc phòng” của Mỹ.
Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, với trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái đạt trên 59 tỷ USD./.
Phát biểu với báo giới Brazil ngày 6/9, một ngày sau cuộc gặp trên, bà Rousseff vẫn tuyên bố không loại trừ khả năng hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ dự kiến vào ngày 23/10 tới đấy, chuyến thăm chính thức duy nhất của các nguyên thủ nước ngoài mà ông Obama có kế hoạch đón trong năm nay.
Theo bà, trong cuộc gặp ông Obama, bà khẳng định hoạt động của Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) tại Brazil là “rất nghiêm trọng, vì Brazil là một quốc gia có nền dân chủ lớn và vững chắc.” Từ cách đây hơn 140 năm, Brazil chung sống hài hòa và hòa bình với các nước láng giềng; không có xung đột sắc tộc, tôn giáo; không chứa chấp các nhóm khủng bố và Hiến pháp của Brazil cấm sử dụng và sản xuất vũ khí hạt nhân.
Bà chỉ rõ tất cả các điều trên cho phép loại bỏ hoàn toàn lập luận của Mỹ rằng việc do thám điện tử nhằm bảo vệ Mỹ và các nước bạn bè khỏi các mối đe dọa khủng bố.
Nhà lãnh đạo cánh tả này nhấn mạnh hoạt động gián điệp của Mỹ không dính dáng gì tới an ninh quốc gia mà là liên quan tới các yếu tố địa chính trị, chiến lược, thương mại và kinh tế. Điều này là không thể chấp nhận được, nhất là khi Brazil và Mỹ có quan hệ truyền thống.
Theo bà, việc NSA rình mò các cuộc liên lạc bằng điện thoại và thư điện tử giữa bà và các cố vấn của bà ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của Brazil và vi phạm chủ quyền quốc gia cũng như các quyền con người và dân sự của người dân.
Bà cho biết do cuộc gặp giữa các quan chức hai nước để làm rõ vụ việc không đạt kết quả, Tổng thống Obama đã nhận trách nhiệm “trực tiếp và cá nhân” trong điều tra và cam kết tới ngày 11/9 tới sẽ thông báo kết quả. Tới khi đó bà sẽ quyết định sẽ tiếp tục hoặc bỏ kế hoạch thăm Mỹ.
Mỹ chỉ mời thăm chính thức nguyên thủ của các nước mà Washington có quan hệ liên minh chiến lược. Hôm 5/9 vừa qua, Chính phủ Brazil đã thông báo hủy chuyến tiền trạm chuẩn bị chuyến thăm Mỹ của bà.
Căn cứ tài liệu tối mật do cựu chuyên gia phân tích hệ thống của NSA Edward Snowden cung cấp trực tiếp cho nhà báo Mỹ đang định cư tại Brazil Glenn Greenwald, kênh truyền hình TV Globo của quốc gia Nam Mỹ này ngày 1/9 vừa qua cho biết bà Rousseff đã bị NSA do thám các cuộc gọi điện thoại và thư điện tử.
Tại chương trình trên, TV Globo cũng tiết lộ một tài liệu tuyệt mật đề cập tới những thách thức địa chính trị đối với Mỹ giai đoạn 2014-2019. Theo tài liệu này, sự xuất hiện của Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế tạo ra “nguy cơ cho sự mất ổn định tại khu vực.”
Tài liệu do Snowden rò rỉ còn cho thấy NSA lập ra một nhóm theo dõi vấn đề thương mại của 13 quốc gia châu Âu và các nước có tầm quan trọng “chiến lược” khác như Brazil, Mexico và Nhật Bản. Tất cả các nước này đều quan trọng cho kinh tế và cho “các vấn đề quốc phòng” của Mỹ.
Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, với trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái đạt trên 59 tỷ USD./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)