Cuộc đời và sự nghiệp của cố tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan

Một trong những di sản chính trị lớn nhất và đen tối nhất của ông Chun Doo-hwan là trong vai trò quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương.
Cuộc đời và sự nghiệp của cố tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan ảnh 1Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan (giữa) bị bắt giữ tại Hapchon, cách thủ đô Seoul 320km về phía nam, ngày 3/12. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 23/11, cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đã qua đời ở tuổi 90 tại nhà riêng ở phường Yeonhui, quận Sodaemun, Seoul.

Ông Chun Doo-hwan sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Hapcheon, tỉnh Nam Gyeongsang, vào ngày 23/1/1931.

Ông trở thành sinh viên của Học viện Quân sự Hàn Quốc năm 1951. Tại đây ông đã kết bạn với Roh Tae-woo, người sau này trở thành cánh tay phải của mình và phục vụ với nhiều vị trí khác nhau trong chính quyền.

Trước khi trở thành tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc, ông Chun Doo-hwan đã có một sự nghiệp lừng lẫy bao gồm thời gian làm việc tại Cơ quan Tình báo Quốc gia, Nhóm Lực lượng Đặc biệt Số 1 do ông đứng đầu và là thành viên của Cơ quan An ninh của Tổng thống Park Chung-hee.

Ông Chun Doo-hwan từng giữ các chức vụ quan trọng của quân đội, bắt đầu đảm nhiệm vai trò Phó Cục trưởng Cục An ninh Phủ Tổng thống vào năm 1976 và gia nhập giới nội bộ của cố Tổng thống Park Chung-hee.

Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh An ninh, Cơ quan an ninh quyền lực nhất của quân đội Hàn Quốc lúc bấy giờ.

Sau khi Tổng thống Park Chung-hee bị ám sát vào tháng 10/1979, ông Chun Doo-hwan đã củng cố ảnh hưởng của mình đối với các bộ chỉ huy quan trọng của quân đội và các tổ chức tình báo Hàn Quốc. 

[Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan nhận tù 8 tháng tù giam]

Một trong những di sản chính trị lớn nhất của ông Chun Doo-hwan là trong vai trò quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương.

Ở thời điểm đó ông đã ra lệnh trấn áp những người dân và sinh viên tham gia Phong trào Vận động dân chủ Gwangju vào ngày 18/5/1980 làm 200 người chết và 1.800 người bị thương, sau đó tiến hành cuộc bầu cử gián tiếp trong cùng năm. Ông trở thành tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc vào ngày 1/9/1980.

Ông Chun Doo-hwan củng cố quyền lực sau khi dập tắt cuộc nổi dậy ở Gwangju bằng cách thành lập một Ủy ban khẩn cấp siêu hiến pháp và đặt ra các quy định về hoạt động chính trị, dẫn đến việc giải tán quốc hội và củng cố quyền lực của ông sau đó.

Cùng năm đó, ông từ rời khỏi quân ngũ sau hơn 25 năm phục vụ và bắt đầu thực hiện chế độ cai trị khét tiếng nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc.

Ông đã buộc quyền tổng thống Hàn Quốc khi đó là Choi Kyu-hah từ chức vào tháng 8/1980, mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống mới.

Ông chính thức nhậm chức tổng thống Hàn Quốc vào tháng 3/1981 dưới ngọn cờ xóa bỏ tham nhũng và xung đột chính trị, đặc biệt nhấn mạnh vào việc đạt được một xã hội công bằng.

Sau khi rời nhiệm sở năm 1988, ông Chun Doo-hwan bị sa lầy bởi một loạt tranh cãi về cáo buộc tham nhũng. Ông đã đưa ra lời xin lỗi công khai về những hành vi sai trái trong quá khứ của mình khi còn tại vị và quyên góp hơn 16 tỷ won (13,4 triệu USD) vào các quỹ chính trị và phúc lợi xã hội trước khi thực hiện cuộc sống lưu vong tại một ngôi chùa với vợ ở nước ngoài.

Trong thời gian sống lưu vong, ông Chun Doo-hwan đã nhiều lần được triệu tập để điều trần trước quốc hội.

Ngay cả sau khi về nước vào cuối năm 1990, ông Chun Doo-hwan vẫn bị truy tố về những hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện trước và trong thời gian tại vị, bao gồm cả trong quá trình đảo chính và đàn áp tại Gwangju.

Năm 1996 ông Chun Doo-hwan bị kết án tù chung thân vì tội phản quốc song sau đó đã được Tổng thống Kim Young-sam ân xá với danh nghĩa đoàn kết dân tộc.

Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Chun Doo-hwan được dư luận chung đánh giá là đã có công trong việc kiểm soát giá cả và giúp Seoul giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1988, góp phần nâng tầm của Hàn Quốc trên trường quốc tế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục