Chuyển thể thành phim cuốn tiểu thuyết “Life of Pi” (Cuộc đời của Pi) của nhà văn Canada Yann Martel, từng đoạt vô số giải thưởng và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2000 ở Bắc Mỹ quả là việc không dễ.
Sau nhiều biến cố, cuối cùng người được "chọn mặt gửi vàng” là Lý An, đạo diễn của những siêu phẩm từng đoạt Oscar như "Brokeback Mountain," "Ngọa Hổ Tàng Long," "Sense and Sensibility," hay các phim ăn khách như "Ice Storm," "Ride With The Devil," "The Hulk," "Sắc giới" ....
Một thế giới đẹp lung linh ở thành phố Pondicherry (Ấn Độ) với kiến trúc ấn tượng theo kiểu thuộc địa Pháp, nơi cha Pi là chủ một sở thú và tuổi thơ thanh bình của Pi đã trôi qua ở đó. Với hiệu ứng 3D khán giả cảm thấy như mình đang thực sự ngắm nhìn những con thú dễ thương nằm phơi mình dưới nắng, hòa mình vào một thành phố đông vui nhộn nhịp.
Nội dung của phim xoanh quanh nhân vật Pi. Năm Pi 17 tuổi, ông bố quyết định chuyển gia đình sang sống ở Canada và mang theo một số con thú. Đêm đó trên chuyến tàu định mệnh một cơn bão khủng khiếp đã nhấn chìm con tàu cùng cha mẹ và anh trai của Pi. Cuộc đời Pi sang một trang khác: còn lại một mình trên con thuyền cứu hộ cùng với mấy con thú trôi dạt giữa Thái Bình Dương bao la. Các con thú đói lần lượt ăn thịt nhau, cuối cùng chỉ còn Pi đối mặt với con hổ Belgan hung dữ có tên Richard Parker. Một cuộc chiến để sinh tồn giữa biển trời bao la, giữa người và con hổ đói…
Đạo diễn Lý An thú nhận “Life of Pi” là dự án phim thú vị nhất và cũng là khó nhất của ông. ”Khi quay phim có những lúc tôi cảm thấy mình không thể sống nổi đến cuối ngày làm việc. Tôi cảm thấy như tôi đang trở thành Pi, người đang phải đấu tranh để giành lấy sự sống."
[Lý An dùng tới 4 con hổ để quay Cuộc đời của Pi]
Lần đầu tiên đạo diễn Lý An làm phim với hiệu ứng 3D và ông đã thành công. Phim 3D của ông quá đẹp, không kém gì so với siêu phẩm “Avatar”. Khán gỉa như cùng Pi chứng kiến những cảnh hùng vĩ của đại dương, những lớp cầu vồng đầy màu sắc của từng đàn cá tung bay tráng lệ, những con sóng đại dương xanh lung linh, hay thác nước cao vút được phun lên từ miệng một chú cá voi lưng gù. Khán giả cùng Pi và con hổ Richard Parker lạc tới một hòn đảo lạ kỳ, nơi những chú chồn khổng lồ sống trong một thế giới đẹp như mơ, nhưng đêm đến chúng lại bị chính những loài cây cỏ ấy ăn thịt.
Cũng với hiệu ứng 3D những cơn thịnh nộ của thiên nhiên giữa đại dương dường như khủng khiếp hơn, như muốn nhấn chìm những kẻ không chịu khuất phục.
Thành công của bộ phim cò có sự đóng góp quyết định của Suraj Sharma, cậu học sinh 17 tuổi, người Ấn Độ, lần đầu tiên đóng phim. Suraj Sharma đã vượt qua 3.000 ứng viên, bằng tình cảm, tài năng thiên bẩm đã thuyết phục được Lý An và cả đoàn làm phim. “Chúng tôi cần một chàng trai trẻ, người phải có sự ngây thơ trong sáng để thu hút sự chú ý, phải có chiều sâu nội tâm để khiến mọi người xúc động, và phải có những yếu tố thể chất đầy đủ để thể hiện vai Pi trong suốt cuộc hành trình."
Đạo diễn Lý An đã chọn quay phim tại Ấn Độ và Đài Loan, quê hương ông. Tại Đài Loan một chiếc bể tạo sóng lớn nhất thế giới được thiết kế dành riêng cho bộ phim, dài 70 mét, rộng 30 mét và sâu 4 mét, chứa đựng khối lượng nước lên tới 1,7 triệu ga-lông cho phép các nhà làm phim có thể tạo nên tầng tầng lớp lớp sóng. Với cảnh chìm tàu Tsimtsum, cũng như con bão thịnh nộ của Chúa Trời, nước trong bể đã được thay thế bằng CG H20.
Bộ phim đã sử dụng nhiều sáng tạo kỳ diệu của kỹ thuật CG tiên tiến, như chú hổ Richard Parker…, tạo nên những hiệu ứng đặc biệt.
Các nhà sản xuất phim đã không nhầm khi trao bộ phim cho Lý An, bởi “Life of Pi” của Lý An vừa lọt vào danh sách phim tranh giải “Quả cầu vàng” và trong Top 10 bộ phim được chọn lựa để đề cử cho giải Oscar 2013./.
Sau nhiều biến cố, cuối cùng người được "chọn mặt gửi vàng” là Lý An, đạo diễn của những siêu phẩm từng đoạt Oscar như "Brokeback Mountain," "Ngọa Hổ Tàng Long," "Sense and Sensibility," hay các phim ăn khách như "Ice Storm," "Ride With The Devil," "The Hulk," "Sắc giới" ....
Một thế giới đẹp lung linh ở thành phố Pondicherry (Ấn Độ) với kiến trúc ấn tượng theo kiểu thuộc địa Pháp, nơi cha Pi là chủ một sở thú và tuổi thơ thanh bình của Pi đã trôi qua ở đó. Với hiệu ứng 3D khán giả cảm thấy như mình đang thực sự ngắm nhìn những con thú dễ thương nằm phơi mình dưới nắng, hòa mình vào một thành phố đông vui nhộn nhịp.
Nội dung của phim xoanh quanh nhân vật Pi. Năm Pi 17 tuổi, ông bố quyết định chuyển gia đình sang sống ở Canada và mang theo một số con thú. Đêm đó trên chuyến tàu định mệnh một cơn bão khủng khiếp đã nhấn chìm con tàu cùng cha mẹ và anh trai của Pi. Cuộc đời Pi sang một trang khác: còn lại một mình trên con thuyền cứu hộ cùng với mấy con thú trôi dạt giữa Thái Bình Dương bao la. Các con thú đói lần lượt ăn thịt nhau, cuối cùng chỉ còn Pi đối mặt với con hổ Belgan hung dữ có tên Richard Parker. Một cuộc chiến để sinh tồn giữa biển trời bao la, giữa người và con hổ đói…
Đạo diễn Lý An thú nhận “Life of Pi” là dự án phim thú vị nhất và cũng là khó nhất của ông. ”Khi quay phim có những lúc tôi cảm thấy mình không thể sống nổi đến cuối ngày làm việc. Tôi cảm thấy như tôi đang trở thành Pi, người đang phải đấu tranh để giành lấy sự sống."
[Lý An dùng tới 4 con hổ để quay Cuộc đời của Pi]
Lần đầu tiên đạo diễn Lý An làm phim với hiệu ứng 3D và ông đã thành công. Phim 3D của ông quá đẹp, không kém gì so với siêu phẩm “Avatar”. Khán gỉa như cùng Pi chứng kiến những cảnh hùng vĩ của đại dương, những lớp cầu vồng đầy màu sắc của từng đàn cá tung bay tráng lệ, những con sóng đại dương xanh lung linh, hay thác nước cao vút được phun lên từ miệng một chú cá voi lưng gù. Khán giả cùng Pi và con hổ Richard Parker lạc tới một hòn đảo lạ kỳ, nơi những chú chồn khổng lồ sống trong một thế giới đẹp như mơ, nhưng đêm đến chúng lại bị chính những loài cây cỏ ấy ăn thịt.
Cũng với hiệu ứng 3D những cơn thịnh nộ của thiên nhiên giữa đại dương dường như khủng khiếp hơn, như muốn nhấn chìm những kẻ không chịu khuất phục.
Thành công của bộ phim cò có sự đóng góp quyết định của Suraj Sharma, cậu học sinh 17 tuổi, người Ấn Độ, lần đầu tiên đóng phim. Suraj Sharma đã vượt qua 3.000 ứng viên, bằng tình cảm, tài năng thiên bẩm đã thuyết phục được Lý An và cả đoàn làm phim. “Chúng tôi cần một chàng trai trẻ, người phải có sự ngây thơ trong sáng để thu hút sự chú ý, phải có chiều sâu nội tâm để khiến mọi người xúc động, và phải có những yếu tố thể chất đầy đủ để thể hiện vai Pi trong suốt cuộc hành trình."
Đạo diễn Lý An đã chọn quay phim tại Ấn Độ và Đài Loan, quê hương ông. Tại Đài Loan một chiếc bể tạo sóng lớn nhất thế giới được thiết kế dành riêng cho bộ phim, dài 70 mét, rộng 30 mét và sâu 4 mét, chứa đựng khối lượng nước lên tới 1,7 triệu ga-lông cho phép các nhà làm phim có thể tạo nên tầng tầng lớp lớp sóng. Với cảnh chìm tàu Tsimtsum, cũng như con bão thịnh nộ của Chúa Trời, nước trong bể đã được thay thế bằng CG H20.
Bộ phim đã sử dụng nhiều sáng tạo kỳ diệu của kỹ thuật CG tiên tiến, như chú hổ Richard Parker…, tạo nên những hiệu ứng đặc biệt.
Các nhà sản xuất phim đã không nhầm khi trao bộ phim cho Lý An, bởi “Life of Pi” của Lý An vừa lọt vào danh sách phim tranh giải “Quả cầu vàng” và trong Top 10 bộ phim được chọn lựa để đề cử cho giải Oscar 2013./.
Hạnh Long (Vietnam+)