Tranh chấp thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc về vấn đề pin Mặt trời, ống thép và thiết bị viễn thông, trở nên căng thẳng đặc biệt trong tháng Năm và làm dấy lên nhiều lo ngại về khả năng bùng nổ cuộc chiến thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn hàng đầu thế giới.
Căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai bên bùng phát sau khi bị EU tuyên bố mở cuộc điều tra chống trợ giá đối với hai tập đoàn viễn thông của Trung Quốc là Hoa Vĩ và Trung Hưng ZTE.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của tình trạng căng thẳng gia tăng trên là do cả hai bên đều đang phải chịu tác động của đà suy thoái kinh tế mạnh mẽ.
Năm 2012, Trung Quốc lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 13 năm.
Trong khi đó, các nền kinh tế EU đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công, tình trạng thất nghiệp gia tăng và tiếp tục sa lầy trong cuộc suy thoái dài kỷ lục.
Theo ông Sergio Marchi, cựu Đại sứ Canada tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiện là Giám đốc tư vấn của Marchi Group, tình trạng này xuất phát từ động cơ chính trị, do hiện nay kinh tế khó khăn và công ăn việc làm bị mất đi, giới lãnh đạo EU muốn chứng tỏ với người dân rằng họ rất cứng rắn khi đối phó với các thách thức kinh tế đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Trương Hán Lâm thuộc Đại học Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh, lại cho rằng chính EU, người tiêu dùng và ngành công nghiệp của khối này sẽ thiệt hại trong cuộc chiến thương mại nếu nổ ra giữa hai bên.
Theo ông, EU đang trên đà hồi phục kinh tế và cần đến sự hỗ trợ của thị trường toàn cầu vì EU là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nước ngoài.
Cũng theo giới phân tích, cả EU và Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nếu để vụ việc vượt khỏi tầm kiểm soát. Tình trạng trên sẽ càng tồi tệ hơn trong bối cảnh cả hai bên đang rất cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giảm thiểu nguy cơ bất ổn xã hội.
Nếu cuộc chiến thương mại giữa hai bên nổ ra, ảnh hưởng sẽ rất lớn vì trao đổi thương mại giữa hai bên rất lớn. Năm 2012, xuất khẩu của EU vào Trung Quốc đạt 212 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 334 tỷ USD.
Các chuyên gia cũng cho rằng, do nhận thức được thiệt hại của một cuộc chiến tranh thương mại, nên cả EU và Trung Quốc đều có phản ứng khá thận trọng.
Giới chức Trung Quốc khẳng định không muốn một cuộc chiến thương mại với EU và hy vọng khối này sẽ có những hành động không làm tổn hại đến lợi ích của cả hai bên./.
Căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai bên bùng phát sau khi bị EU tuyên bố mở cuộc điều tra chống trợ giá đối với hai tập đoàn viễn thông của Trung Quốc là Hoa Vĩ và Trung Hưng ZTE.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của tình trạng căng thẳng gia tăng trên là do cả hai bên đều đang phải chịu tác động của đà suy thoái kinh tế mạnh mẽ.
Năm 2012, Trung Quốc lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 13 năm.
Trong khi đó, các nền kinh tế EU đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công, tình trạng thất nghiệp gia tăng và tiếp tục sa lầy trong cuộc suy thoái dài kỷ lục.
Theo ông Sergio Marchi, cựu Đại sứ Canada tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiện là Giám đốc tư vấn của Marchi Group, tình trạng này xuất phát từ động cơ chính trị, do hiện nay kinh tế khó khăn và công ăn việc làm bị mất đi, giới lãnh đạo EU muốn chứng tỏ với người dân rằng họ rất cứng rắn khi đối phó với các thách thức kinh tế đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Trương Hán Lâm thuộc Đại học Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh, lại cho rằng chính EU, người tiêu dùng và ngành công nghiệp của khối này sẽ thiệt hại trong cuộc chiến thương mại nếu nổ ra giữa hai bên.
Theo ông, EU đang trên đà hồi phục kinh tế và cần đến sự hỗ trợ của thị trường toàn cầu vì EU là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nước ngoài.
Cũng theo giới phân tích, cả EU và Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nếu để vụ việc vượt khỏi tầm kiểm soát. Tình trạng trên sẽ càng tồi tệ hơn trong bối cảnh cả hai bên đang rất cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giảm thiểu nguy cơ bất ổn xã hội.
Nếu cuộc chiến thương mại giữa hai bên nổ ra, ảnh hưởng sẽ rất lớn vì trao đổi thương mại giữa hai bên rất lớn. Năm 2012, xuất khẩu của EU vào Trung Quốc đạt 212 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 334 tỷ USD.
Các chuyên gia cũng cho rằng, do nhận thức được thiệt hại của một cuộc chiến tranh thương mại, nên cả EU và Trung Quốc đều có phản ứng khá thận trọng.
Giới chức Trung Quốc khẳng định không muốn một cuộc chiến thương mại với EU và hy vọng khối này sẽ có những hành động không làm tổn hại đến lợi ích của cả hai bên./.
(TTXVN)