Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây lo sợ về cuộc Chiến tranh Lạnh mới

Giải quyết tranh cãi với Mỹ sẽ là ưu tiên chủ chốt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm Kỷ Hợi (bắt đầu từ ngày 5/2/2019) với một nền kinh tế đang tăng trưởng ì ạch.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây lo sợ về cuộc Chiến tranh Lạnh mới ảnh 1Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Asia Times đưa tin, giải quyết tranh cãi với Mỹ sẽ là ưu tiên chủ chốt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm Kỷ Hợi (bắt đầu từ ngày 5/2/2019) với một nền kinh tế đang tăng trưởng ì ạch.

Trước thềm 2019, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang trong tâm trạng lo lắng, giữa lúc bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng do tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm lại và một cuộc chiến thương mại chưa từng có tiền lệ với Mỹ.

Năm 2019 có thể báo hiệu sự khởi đầu chính thức một cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Quốc-Mỹ kéo dài với những hậu quả mang tính toàn cầu, cho dù hai bên đạt được bước đột phá thương mại khó có thể diễn ra.

Sau nhiều thập niên tăng trưởng kinh tế và "trỗi dậy hòa bình," một chương mới trong cuộc cạnh tranh chiến lược công khai giữa Washington và Bắc Kinh đã bắt đầu.

Môi trường mới này sẽ tác động đến tất cả vấn đề chủ chốt mà ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong năm tới, từ chính trường trong nước đến chiến lược kinh tế hay ngoại giao, khiến 12 tháng tới trở thành một bước ngoặt tiềm tàng.

[Trung Quốc và Mỹ đã 'đạt tiến bộ mới' về đàm phán thương mại]

Về kinh tế, ông Tập Cận Bình đang đối mặt với vấn đề nan giải mang tính chiến lược liên quan đến thương mại. Ngoài ra, ông cũng phải đương đầu với tình trạng tăng trưởng chậm ở trong nước.

Giữa lúc các nhà đầu tư ngày càng lo ngại, ông cần ngăn chặn bất cứ động thái "hạ cánh cứng" nào có khả năng gây phương hại sự ổn định xã hội.

Tuy nhiên, những người có quan điểm thiên về kinh doanh trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, chương trình nghị sự chủ nghĩa dân tộc quyết đoán của ông đẩy Trung Quốc vào quá trình dẫn tới va chạm với đối tác thương mại lớn nhất của mình là Mỹ, khiến cho sự trỗi dậy của gã khổng lồ châu Á gặp nguy hiểm.

Cả Washington và Bắc Kinh đều có thể bị kích động bởi cách hành xử lên gân của nhau trong các lĩnh vực như Biển Đông, Đài Loan và thậm chí Triều Tiên.

Trong một môi trường không ổn định như vậy, một vụ việc trên biển trong thời gian Hải quân Mỹ thực thi hoạt động tự do hàng hải ở khu vực ngoài khơi các đảo tranh chấp do Trung Quốc cải tạo ở quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa có thể leo thang thành tình huống nguy hiểm./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục