Cuộc chiến giữa nhạc-cầm-nắm được (băng đĩa) và nhạc kỹ thuật số có cán cân càng lúc càng lệch về phe trẻ trung, gọn nhẹ.
Nhưng vẫn có những nhân vật giống như Charlie Fineman mà Adam Sandler thủ vai trong phim “Reign over me”, tai luôn chụp headphone nghe iPod nhưng ở nhà có bộ sưu tập đĩa nhựa lên đến 5.500 đĩa!
Cái chết của gã khổng lồ
Đồng loạt vào những tháng đầu năm 2009, Virgin Entertainment, hãng băng đĩa sở hữu hệ thống bán lẻ đĩa nhạc lớn nhất tại Hoa Kỳ phải công bố thông cáo đóng cửa hai hệ thống cửa hàng, một đặt ở Time Square, trái tim của thành phố New York, và một tọa lạc trong lòng Union Square, khu vực tấp nập nhất vịnh San Francisco.
Vài năm trước thời điểm đó, cũng tại New York, hàng loạt cửa hàng băng đĩa quy mô nhỏ cũng đã sập tiệm và để lại những khoảng trống không ngờ tới trên đường phố trung tâm của New York, thành phố luôn được coi là bộ mặt thời đại của nước Mỹ.
Cửa hàng chính của Virgin Entertainment tại đây từng được đánh giá là sinh lời cao nhất nhờ thói quen mua sắm khoáng đạt của dân New York.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ rung chuyển nặng nề cộng hưởng chung với kinh tế thế giới đã ép các tập đoàn mẹ phải đưa ra nhiều giải pháp tình thế nhằm hạn chế những khoản lỗ đáng lo ngại và tận dụng triệt để cơ hội tái sinh lời. Trong khi đó, giá trị thuê mướn mặt bằng các thành phố náo nhiệt, sầm uất nhất tại Mỹ tăng ở mức chóng mặt.
Chỉ trong vòng hai năm, tiền thuê mặt bằng hàng tháng của các hệ thống cửa hàng tại khu Manhattan đã tăng gấp 14 lần. Virgin Entertainment không còn lựa chọn nào hơn là phải đóng cửa hệ thống cửa hàng quan trọng nhất của họ ngay tại New York.
Trên thực tế, sự sụp đổ của hệ thống cửa hàng Virgin không phải là một điều gì ghê gớm đối với dân Mỹ. Hệ thống phát hành đĩa nhạc của Mỹ từ lâu đã tạo cho khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Các siêu thị và trung tâm mua sắm trên toàn nước Mỹ như Walmart, Target, Border, hay BestBuy đều có các quầy băng đĩa rộng rãi và khá đầy đủ.
Mặt khác, các hệ thống cửa hàng này đều tranh giành nhau gói thầu phát hành độc quyền các album đang được công chúng đón đợi.
Đơn cử như thời điểm cách đây hơn nửa năm, album “Chinese Democracy” của nhóm Guns N Roses, tác phẩm mà các fan đã thấp thỏm ngót mười năm, đã được phát hành độc quyền tại hệ thống BestBuy.
Sắp tới đây, album “Backspacer” của nhóm grunge lừng lẫy một thời Pearl Jam sẽ chính thức nằm trên kệ đĩa của hệ thống siêu thị Target vào ngày 20 tháng 9.
Khi mô hình máy nghe nhạc iPod và dịch vụ tải nhạc trực tuyến của iTunes đang chi phối ngành công nghiệp thu âm hiện nay, người nghe hoàn toàn không thiết tha việc tìm đến một tiệm đĩa để tìm mua một album đang khuấy đảo thị trường. Kỷ nguyên Internet khiến cho mọi việc trở nên vô cùng dễ dàng thông qua các website và cách thức mua hàng bằng thẻ tín dụng.
Mô hình này đặc biệt lý tưởng đối với những người chỉ hứng thú với một vài bài hát trong cả đĩa nhạc, họ chỉ câçn bỏ ra 99 xu để toàn quyền sở hữu một bài hát thay vì tốn gần 20 đôla cho cả một album. Một mô hình vừa tiết kiệm tiền, vừa tiết kiệm thời gian, rất Mỹ.
Tuy nhiên vẫn luôn có một số lượng đáng kể những fan muốn sở hữu những đĩa nhạc chỉnh tề. Lý do đơn giản nhất là họ có niềm đam mê sưu tập.
Lý do cao thượng, và cũng có phần trừu tượng hơn là họ muốn trả ơn cho những nghệ sĩ đã tạo ra thứ âm nhạc mà họ si mê. Cả hai lý do đó khiến cho đĩa CD và đĩa vinyl, thậm chí cả băng cassette, băng cối vẫn tồn tại dù có nhiều tiên đoán chúng sẽ bị MP3 vùi dập.
Điều thú vị là đối với những kẻ đam mê sưu tập đĩa nhạc, điểm đến của họ không phải là những kệ đĩa dài vô tận của Walmart, Border. Họ chọn những cửa hàng độc lập nằm rải rác trong thành phố, quy mô nhỏ hơn, nhưng đa dạng và nhiều hàng “độc” hơn rất nhiều.
Thánh đường của dân mê nhạc đĩa: Cửa hàng độc lập
Điều may mắn lớn đối với tôi khi đặt chân lên nước Mỹ đó là được sống gần Vinal Edge Record, cửa hàng bán đĩa độc lập đồ sộ nhất nhì thành phố Houston, bang Texas. Đồ sộ ở đây không phải vì không gian của cửa hàng, mà là số lượng đĩa nhạc khổng lồ trải đều mọi thể loại nhạc.
Sáu kệ CD lớn trải dài hơn phân nửa cửa hàng gộp đủ mọi thể loại nhạc đương đại. Bọc xung quanh ba mảng tường là các kệ đĩa vinyl (hầu hết là đĩa cũ). Tất cả đều được phân loại theo dòng nhạc, từ Rock, Metal, Alternative, Punk cho đến Jazz, Blues, New Age, Avant-Garde, và Hip-Hop, R&B, Dance. Một khoảng rộng chừng 8 mét vuông là kệ đĩa CD cũ và đĩa vinyl nhạc cổ điển.
Sát trần nhà là những kệ bán đầu đọc vinyl, loa, amplifer..., những “đồ chơi” thiết yếu của dân sưu tầm vinyl. Trước quầy tính tiền là tủ bán DVD, sticker và poster của các ban nhạc. Gần cửa ra vào là một tấm bảng dán đầy ápphích của các buổi hòa nhạc trong thành phố, cũng như của các album sắp phát hành, một thời khóa biểu của dân mê nhạc.
Chris, tay bán hàng lâu năm ở đây cho biết: “Phần lớn đĩa nhạc cửa hàng là những tác phẩm cũ được tái bản nhiều lần. Chúng tôi chỉ cập nhật có chọn lọc, tùy theo thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nếu khách cần đặt hàng, bất kể từ châu Âu hay Đông Á, chúng tôi sẵn sàng. Chỉ việc để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ gọi báo ngay khi có hàng”.
Quả thật, trong đời tôi chưa bao giờ chứng kiến một kho nhạc phong phú và đầy đủ đến vậy. Đáng nói nhất là đĩa vinyl “12-inch”.
Niềm tự hào của Chuck, ông chủ cửa hàng, hoàn toàn có cơ sở nhờ nguồn đĩa vinyl dồi dào của anh hào âm nhạc đương đại, từ đĩa “Jazz at Oberlin” của Dave Brubeck Quartet bản thu nguyên gốc năm 1953 cho đến những bộ đĩa gần như đầy đủ của Pink Floyd, Led Zeppelin, The Beatles, Soft Machine, Judas Priest, Kiss, Jeff Beck...
Theo Chuck, một trong những yếu tố quan trọng nhất của các cửa hàng băng đĩa độc lập, đó là mức luân chuyển hết sức hài hòa. Hàng tuần đều có hơn chục thùng cáctông, mỗi thùng đựng khoảng ba mươi đĩa vinyl, được đem đến trao đổi mua bán tại đây. Đa phần là từ những tay buôn đĩa chuyên nghiệp.
Họ lang thang khắp các thành phố trong tiểu bang và thậm chí cả những bang khác để lùng kiếm nguồn hàng mới lạ. Chuck, gã chủ tiệm, đích thân làm công việc định giá.
Công việc này, theo Chuck, là mấu chốt cho sự sống còn của cửa hàng. Gã dùng một cuốn sách khổ A4 dày gấp đôi cuốn niên giám điện thoại để tra cứu và ra giá mua, cũng như giá bán.
Có một lần tôi hỏi mượn, gã chỉ mỉm cười và cúi xuống cất nó đi. Tôi cũng không tò mò lắm, vì nghĩ rằng chẳng khó để tìm một cuốn sách như vậy.
Có một sự thật phũ phàng mà vô cùng ngọt ngào là các đĩa vinyl nhạc cổ điển ở đây rẻ bèo thảm thương. Ngày đầu tiên bước vào Vinal Edge, tôi không tin vào mắt mình khi thấy boxset của hãng Deutsche Grammophon, chương trình gồm chín bản giao hưởng Beethoven do nhạc trưởng Karl Bohm chỉ huy có giá 9 đôla.
Đó là với những bộ boxset 6-7 đĩa. Với những chương trình lẻ như Giao hưởng số 8 của Frank Schubert, Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng của Johannes Brahms, Concerto cho dương cầm cung Rê thứ của Sergei Rachmaninoff, thì giá của nó chỉ là 2 đến 3 đôla cho một chương trình.
Đĩa còn rất mới, hầu như không xước và tim đĩa sạch chứng tỏ đĩa ít khi được nghe. “Dân Houston và hầu hết dân Texas ít nghe nhạc cổ điển. Nhiều người đã mang đến đây và quá ít người mua. Chuck và tôi phải định mức giá bèo bọt như vậy để đẩy chúng đi sớm. Cậu là người quá may mắn!” Chris, tay bán hàng tại Vinal Edge giải thích trước sự ngỡ ngàng của tôi.
Trong chuyến đi đến thành phố San Francisco, bang California vào tháng 3 năm 2009, tôi có chui vào một cửa hàng bán đĩa độc lập lớn tại đây và so sánh giá tiền các đĩa vinyl nhạc cổ điển.
Quả thật giá tiền cao gấp 3-4 lần so với những đĩa từ Vinal Edge. Giá đĩa vinyl cổ điển tại New York, Boston hay Philadelphia sẽ còn cao hơn nhiều lần, vì dàn nhạc giao hưởng thuộc các thành phố này đều có lịch sử lâu đời và trứ danh toàn cầu.
Điểm cuốn hút nhất của các cửa hàng băng đĩa độc lập là họ luôn luôn có hàng độc. Có nhiều tiêu chí để đánh giá một chiếc đĩa vinyl có là hàng độc hay không. Tiêu chí phổ biến nhất là năm phát hành.
Những đĩa tồn tại từ những năm 60-70 luôn luôn có giá hơn những đĩa thời 80-90. Thế nên mỗi đĩa vinyl nguyên gốc của The Beatles đều là sự thèm khát của nhiều tay sưu tầm và dĩ nhiên là vô cùng đắt.
Hiếm hoi hơn là những đĩa đã ngừng sản xuất trên thị trường. Đơn cử là album “Aenima” của nhóm Tool phát hành năm 1996. Một đĩa nguyên gốc, tức đã được phát hành chính quy, không phải thu lại (remaster) từ một hãng đĩa khác, nếu xuất hiện sẽ lập tức được định giá trần không dưới 400 đôla.
Những phiên đấu giá trên chợ trực tuyến eBay mỗi khi xuất hiện mặt đĩa này thường nâng nó lên trên 500 đôla. Rùng rợn hơn là boxset “Fruit Tree” của Nick Drake.
Hai ấn bản vào năm 1979 và 1986 đến nay được coi như đã tuyệt chủng vì hầu như không một tay sưu tầm nào chịu nhả ra để bán. Bộ boxset này được tái bản một lần nữa vào năm 2007, và dĩ nhiên hết sạch chỉ trong vòng vài tháng.
Một trong những đĩa mà tôi phải bỏ ra một khoản đáng kể là album “Wish You Were Here” của Pink Floyd, phát hành trong năm 1975 và là bản thu đầu tiên được phát hành tại Mỹ.
Hơn nữa, lớp giấy phim màu xanh bọc quanh vỏ đĩa vẫn còn nguyên vẹn khiến cho giá trị của nó “khéo léo” nhích lên vài con số. Thông thường, mỗi lần đến Vinal Edge tôi đều mua rất nhiều vinyl nhạc cổ điển, nếu xum xoe thì thêm một số đĩa vinyl rock và vài ba CD cũ.
Lượng CD cũ ở đây cũng rất dồi dào và hầu như không bị trầy xước. Tuy nhiên không phải muốn gì được nấy. Rất khó để lùng ra album "Kid A và Ok Computer". Tôi đã săn lùng hai mặt đĩa đó hơn 2 năm nay mà vẫn không có một cú điện thoại nào từ Chris báo tin vui.
Mặc dù phía kệ CD mới hay những quầy đĩa ở BestBuy, Target không thiếu các tác phẩm này, nhưng nó chỉ mới được phát hành trong vài ba năm nay, một sự thật hoàn toàn nhạt nhẽo đối với giới săn đĩa nhạc.
Tôi có nghe Chris kể rằng, có cả một hội chợ băng đĩa khổng lồ tại thành phố Austin, thủ phủ của bang Texas cách Houston chỉ 2-3 tiếng lái xe. Hội chợ này tồn tại từ năm 1981 và được tổ chức hai năm một lần.
Có thể nói đây là hội chợ băng đĩa lớn nhất Mỹ, thu hút hơn 300 đơn vị bán hàng và vô số những tay sưu tầm đĩa đầy thèm thuồng từ khắp nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Úc. Hàng triệu mặt đĩa bao gồm cd, vinyl, cassette, băng cối... sẽ được mua qua bán lại chỉ trong một ngày.
Theo gợi ý của Chris, nếu mang những mặt đĩa tôi đã mua từ Vinal Edge và đem đến đây, tôi sẽ lời gấp đôi, gấp ba và thậm chí nhiều hơn nữa; “Vì lũ buôn đĩa từ châu Âu luôn luôn thèm thuồng những mặt đĩa cổ điển quý giá mà rẻ bèo trên đất Mỹ này”, gã bán hàng thân thiện nháy mắt với tôi./.
Nhưng vẫn có những nhân vật giống như Charlie Fineman mà Adam Sandler thủ vai trong phim “Reign over me”, tai luôn chụp headphone nghe iPod nhưng ở nhà có bộ sưu tập đĩa nhựa lên đến 5.500 đĩa!
Cái chết của gã khổng lồ
Đồng loạt vào những tháng đầu năm 2009, Virgin Entertainment, hãng băng đĩa sở hữu hệ thống bán lẻ đĩa nhạc lớn nhất tại Hoa Kỳ phải công bố thông cáo đóng cửa hai hệ thống cửa hàng, một đặt ở Time Square, trái tim của thành phố New York, và một tọa lạc trong lòng Union Square, khu vực tấp nập nhất vịnh San Francisco.
Vài năm trước thời điểm đó, cũng tại New York, hàng loạt cửa hàng băng đĩa quy mô nhỏ cũng đã sập tiệm và để lại những khoảng trống không ngờ tới trên đường phố trung tâm của New York, thành phố luôn được coi là bộ mặt thời đại của nước Mỹ.
Cửa hàng chính của Virgin Entertainment tại đây từng được đánh giá là sinh lời cao nhất nhờ thói quen mua sắm khoáng đạt của dân New York.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ rung chuyển nặng nề cộng hưởng chung với kinh tế thế giới đã ép các tập đoàn mẹ phải đưa ra nhiều giải pháp tình thế nhằm hạn chế những khoản lỗ đáng lo ngại và tận dụng triệt để cơ hội tái sinh lời. Trong khi đó, giá trị thuê mướn mặt bằng các thành phố náo nhiệt, sầm uất nhất tại Mỹ tăng ở mức chóng mặt.
Chỉ trong vòng hai năm, tiền thuê mặt bằng hàng tháng của các hệ thống cửa hàng tại khu Manhattan đã tăng gấp 14 lần. Virgin Entertainment không còn lựa chọn nào hơn là phải đóng cửa hệ thống cửa hàng quan trọng nhất của họ ngay tại New York.
Trên thực tế, sự sụp đổ của hệ thống cửa hàng Virgin không phải là một điều gì ghê gớm đối với dân Mỹ. Hệ thống phát hành đĩa nhạc của Mỹ từ lâu đã tạo cho khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Các siêu thị và trung tâm mua sắm trên toàn nước Mỹ như Walmart, Target, Border, hay BestBuy đều có các quầy băng đĩa rộng rãi và khá đầy đủ.
Mặt khác, các hệ thống cửa hàng này đều tranh giành nhau gói thầu phát hành độc quyền các album đang được công chúng đón đợi.
Đơn cử như thời điểm cách đây hơn nửa năm, album “Chinese Democracy” của nhóm Guns N Roses, tác phẩm mà các fan đã thấp thỏm ngót mười năm, đã được phát hành độc quyền tại hệ thống BestBuy.
Sắp tới đây, album “Backspacer” của nhóm grunge lừng lẫy một thời Pearl Jam sẽ chính thức nằm trên kệ đĩa của hệ thống siêu thị Target vào ngày 20 tháng 9.
Khi mô hình máy nghe nhạc iPod và dịch vụ tải nhạc trực tuyến của iTunes đang chi phối ngành công nghiệp thu âm hiện nay, người nghe hoàn toàn không thiết tha việc tìm đến một tiệm đĩa để tìm mua một album đang khuấy đảo thị trường. Kỷ nguyên Internet khiến cho mọi việc trở nên vô cùng dễ dàng thông qua các website và cách thức mua hàng bằng thẻ tín dụng.
Mô hình này đặc biệt lý tưởng đối với những người chỉ hứng thú với một vài bài hát trong cả đĩa nhạc, họ chỉ câçn bỏ ra 99 xu để toàn quyền sở hữu một bài hát thay vì tốn gần 20 đôla cho cả một album. Một mô hình vừa tiết kiệm tiền, vừa tiết kiệm thời gian, rất Mỹ.
Tuy nhiên vẫn luôn có một số lượng đáng kể những fan muốn sở hữu những đĩa nhạc chỉnh tề. Lý do đơn giản nhất là họ có niềm đam mê sưu tập.
Lý do cao thượng, và cũng có phần trừu tượng hơn là họ muốn trả ơn cho những nghệ sĩ đã tạo ra thứ âm nhạc mà họ si mê. Cả hai lý do đó khiến cho đĩa CD và đĩa vinyl, thậm chí cả băng cassette, băng cối vẫn tồn tại dù có nhiều tiên đoán chúng sẽ bị MP3 vùi dập.
Điều thú vị là đối với những kẻ đam mê sưu tập đĩa nhạc, điểm đến của họ không phải là những kệ đĩa dài vô tận của Walmart, Border. Họ chọn những cửa hàng độc lập nằm rải rác trong thành phố, quy mô nhỏ hơn, nhưng đa dạng và nhiều hàng “độc” hơn rất nhiều.
Thánh đường của dân mê nhạc đĩa: Cửa hàng độc lập
Điều may mắn lớn đối với tôi khi đặt chân lên nước Mỹ đó là được sống gần Vinal Edge Record, cửa hàng bán đĩa độc lập đồ sộ nhất nhì thành phố Houston, bang Texas. Đồ sộ ở đây không phải vì không gian của cửa hàng, mà là số lượng đĩa nhạc khổng lồ trải đều mọi thể loại nhạc.
Sáu kệ CD lớn trải dài hơn phân nửa cửa hàng gộp đủ mọi thể loại nhạc đương đại. Bọc xung quanh ba mảng tường là các kệ đĩa vinyl (hầu hết là đĩa cũ). Tất cả đều được phân loại theo dòng nhạc, từ Rock, Metal, Alternative, Punk cho đến Jazz, Blues, New Age, Avant-Garde, và Hip-Hop, R&B, Dance. Một khoảng rộng chừng 8 mét vuông là kệ đĩa CD cũ và đĩa vinyl nhạc cổ điển.
Sát trần nhà là những kệ bán đầu đọc vinyl, loa, amplifer..., những “đồ chơi” thiết yếu của dân sưu tầm vinyl. Trước quầy tính tiền là tủ bán DVD, sticker và poster của các ban nhạc. Gần cửa ra vào là một tấm bảng dán đầy ápphích của các buổi hòa nhạc trong thành phố, cũng như của các album sắp phát hành, một thời khóa biểu của dân mê nhạc.
Chris, tay bán hàng lâu năm ở đây cho biết: “Phần lớn đĩa nhạc cửa hàng là những tác phẩm cũ được tái bản nhiều lần. Chúng tôi chỉ cập nhật có chọn lọc, tùy theo thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nếu khách cần đặt hàng, bất kể từ châu Âu hay Đông Á, chúng tôi sẵn sàng. Chỉ việc để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ gọi báo ngay khi có hàng”.
Quả thật, trong đời tôi chưa bao giờ chứng kiến một kho nhạc phong phú và đầy đủ đến vậy. Đáng nói nhất là đĩa vinyl “12-inch”.
Niềm tự hào của Chuck, ông chủ cửa hàng, hoàn toàn có cơ sở nhờ nguồn đĩa vinyl dồi dào của anh hào âm nhạc đương đại, từ đĩa “Jazz at Oberlin” của Dave Brubeck Quartet bản thu nguyên gốc năm 1953 cho đến những bộ đĩa gần như đầy đủ của Pink Floyd, Led Zeppelin, The Beatles, Soft Machine, Judas Priest, Kiss, Jeff Beck...
Theo Chuck, một trong những yếu tố quan trọng nhất của các cửa hàng băng đĩa độc lập, đó là mức luân chuyển hết sức hài hòa. Hàng tuần đều có hơn chục thùng cáctông, mỗi thùng đựng khoảng ba mươi đĩa vinyl, được đem đến trao đổi mua bán tại đây. Đa phần là từ những tay buôn đĩa chuyên nghiệp.
Họ lang thang khắp các thành phố trong tiểu bang và thậm chí cả những bang khác để lùng kiếm nguồn hàng mới lạ. Chuck, gã chủ tiệm, đích thân làm công việc định giá.
Công việc này, theo Chuck, là mấu chốt cho sự sống còn của cửa hàng. Gã dùng một cuốn sách khổ A4 dày gấp đôi cuốn niên giám điện thoại để tra cứu và ra giá mua, cũng như giá bán.
Có một lần tôi hỏi mượn, gã chỉ mỉm cười và cúi xuống cất nó đi. Tôi cũng không tò mò lắm, vì nghĩ rằng chẳng khó để tìm một cuốn sách như vậy.
Có một sự thật phũ phàng mà vô cùng ngọt ngào là các đĩa vinyl nhạc cổ điển ở đây rẻ bèo thảm thương. Ngày đầu tiên bước vào Vinal Edge, tôi không tin vào mắt mình khi thấy boxset của hãng Deutsche Grammophon, chương trình gồm chín bản giao hưởng Beethoven do nhạc trưởng Karl Bohm chỉ huy có giá 9 đôla.
Đó là với những bộ boxset 6-7 đĩa. Với những chương trình lẻ như Giao hưởng số 8 của Frank Schubert, Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng của Johannes Brahms, Concerto cho dương cầm cung Rê thứ của Sergei Rachmaninoff, thì giá của nó chỉ là 2 đến 3 đôla cho một chương trình.
Đĩa còn rất mới, hầu như không xước và tim đĩa sạch chứng tỏ đĩa ít khi được nghe. “Dân Houston và hầu hết dân Texas ít nghe nhạc cổ điển. Nhiều người đã mang đến đây và quá ít người mua. Chuck và tôi phải định mức giá bèo bọt như vậy để đẩy chúng đi sớm. Cậu là người quá may mắn!” Chris, tay bán hàng tại Vinal Edge giải thích trước sự ngỡ ngàng của tôi.
Trong chuyến đi đến thành phố San Francisco, bang California vào tháng 3 năm 2009, tôi có chui vào một cửa hàng bán đĩa độc lập lớn tại đây và so sánh giá tiền các đĩa vinyl nhạc cổ điển.
Quả thật giá tiền cao gấp 3-4 lần so với những đĩa từ Vinal Edge. Giá đĩa vinyl cổ điển tại New York, Boston hay Philadelphia sẽ còn cao hơn nhiều lần, vì dàn nhạc giao hưởng thuộc các thành phố này đều có lịch sử lâu đời và trứ danh toàn cầu.
Điểm cuốn hút nhất của các cửa hàng băng đĩa độc lập là họ luôn luôn có hàng độc. Có nhiều tiêu chí để đánh giá một chiếc đĩa vinyl có là hàng độc hay không. Tiêu chí phổ biến nhất là năm phát hành.
Những đĩa tồn tại từ những năm 60-70 luôn luôn có giá hơn những đĩa thời 80-90. Thế nên mỗi đĩa vinyl nguyên gốc của The Beatles đều là sự thèm khát của nhiều tay sưu tầm và dĩ nhiên là vô cùng đắt.
Hiếm hoi hơn là những đĩa đã ngừng sản xuất trên thị trường. Đơn cử là album “Aenima” của nhóm Tool phát hành năm 1996. Một đĩa nguyên gốc, tức đã được phát hành chính quy, không phải thu lại (remaster) từ một hãng đĩa khác, nếu xuất hiện sẽ lập tức được định giá trần không dưới 400 đôla.
Những phiên đấu giá trên chợ trực tuyến eBay mỗi khi xuất hiện mặt đĩa này thường nâng nó lên trên 500 đôla. Rùng rợn hơn là boxset “Fruit Tree” của Nick Drake.
Hai ấn bản vào năm 1979 và 1986 đến nay được coi như đã tuyệt chủng vì hầu như không một tay sưu tầm nào chịu nhả ra để bán. Bộ boxset này được tái bản một lần nữa vào năm 2007, và dĩ nhiên hết sạch chỉ trong vòng vài tháng.
Một trong những đĩa mà tôi phải bỏ ra một khoản đáng kể là album “Wish You Were Here” của Pink Floyd, phát hành trong năm 1975 và là bản thu đầu tiên được phát hành tại Mỹ.
Hơn nữa, lớp giấy phim màu xanh bọc quanh vỏ đĩa vẫn còn nguyên vẹn khiến cho giá trị của nó “khéo léo” nhích lên vài con số. Thông thường, mỗi lần đến Vinal Edge tôi đều mua rất nhiều vinyl nhạc cổ điển, nếu xum xoe thì thêm một số đĩa vinyl rock và vài ba CD cũ.
Lượng CD cũ ở đây cũng rất dồi dào và hầu như không bị trầy xước. Tuy nhiên không phải muốn gì được nấy. Rất khó để lùng ra album "Kid A và Ok Computer". Tôi đã săn lùng hai mặt đĩa đó hơn 2 năm nay mà vẫn không có một cú điện thoại nào từ Chris báo tin vui.
Mặc dù phía kệ CD mới hay những quầy đĩa ở BestBuy, Target không thiếu các tác phẩm này, nhưng nó chỉ mới được phát hành trong vài ba năm nay, một sự thật hoàn toàn nhạt nhẽo đối với giới săn đĩa nhạc.
Tôi có nghe Chris kể rằng, có cả một hội chợ băng đĩa khổng lồ tại thành phố Austin, thủ phủ của bang Texas cách Houston chỉ 2-3 tiếng lái xe. Hội chợ này tồn tại từ năm 1981 và được tổ chức hai năm một lần.
Có thể nói đây là hội chợ băng đĩa lớn nhất Mỹ, thu hút hơn 300 đơn vị bán hàng và vô số những tay sưu tầm đĩa đầy thèm thuồng từ khắp nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Úc. Hàng triệu mặt đĩa bao gồm cd, vinyl, cassette, băng cối... sẽ được mua qua bán lại chỉ trong một ngày.
Theo gợi ý của Chris, nếu mang những mặt đĩa tôi đã mua từ Vinal Edge và đem đến đây, tôi sẽ lời gấp đôi, gấp ba và thậm chí nhiều hơn nữa; “Vì lũ buôn đĩa từ châu Âu luôn luôn thèm thuồng những mặt đĩa cổ điển quý giá mà rẻ bèo trên đất Mỹ này”, gã bán hàng thân thiện nháy mắt với tôi./.
TTVH&Đàn ông (Vietnam+)