Cuộc chiến pháp lý Mỹ-Iran: Mỹ đưa ra các lập luận tại tòa án ICJ

Ngày 28/8, các luật sư của Mỹ tuyên bố Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) không có thẩm quyền để ra phán quyết về các lệnh trừng phạt của nước này đối với Iran.
Cuộc chiến pháp lý Mỹ-Iran: Mỹ đưa ra các lập luận tại tòa án ICJ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: RT)

Ngày 28/8, các luật sư của Mỹ tuyên bố Tòa án Công lý quốc tế không có thẩm quyền để ra phán quyết về các lệnh trừng phạt của nước này đối với Iran.

Phát biểu trong phiên tranh tụng của Tòa án Công lý quốc tế  tại La Haye, cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Jennifer Newstead, người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Chính phủ Mỹ, khẳng định những yêu cầu của phía Iran nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước về quan hệ thân thiện và kinh tế (Hiệp ước về quan hệ thân thiện và kinh tế) ký giữa hai nước từ năm 1955, ngoài ra, Tòa án Công lý quốc tế không có quyền tài phán trong vụ việc này.

Trước đó, ngày 27/8, Tòa án Công lý quốc tế đã mở phiên tòa xét xử tranh cãi pháp lý giữa Iran và Mỹ theo đơn kiện hồi tháng 7 của Tehran. Đơn kiện của Iran kêu gọi Tòa án Công lý quốc tế ra lệnh lập tức dỡ bỏ các trừng phạt của Mỹ đồng thời tuyên bố Washington không có quyền tái áp đặt các biện pháp này và yêu cầu được đền bù thiệt hại.

Iran cũng khẳng định rằng việc khôi phục các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 là vi phạm Hiệp ước Hiệp ước về quan hệ thân thiện và kinh tế ký giữa hai nước từ năm 1955. Tại phiên tòa tranh tụng ngày 27/8, các luật sư của Iran đã đưa ra lập luận về các biện pháp trừng phạt trên đã gây hại tới nền kinh tế Iran như thế nào.

[Tổng thống Mỹ Donald Trump làm gì để tránh được "bẫy" của Iran?]

Phiên tranh tụng giữa Iran và Mỹ dự kiến kéo dài 4 ngày, nhưng dự kiến tòa mất vài tháng để quyết định liệu có nên ra phán quyết về đề nghị của Tehran hay không, trong khi một phán quyết cuối cùng cho vụ kiện này có thể mất tới vài năm.

Tòa án Công lý quốc tế là tòa án được Liên hợp quốc lập ra vào năm 1946 chuyên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Các phán quyết của tòa mang tính ràng buộc, nhưng lại không có biện pháp chế tài nào để thực thi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục