"Cuộc chiến" giành quyền sở hữu các chuỗi siêu thị của Carrefour tại Thái Lan, Malaysia và Singapore đang ngày càng nóng lên, trong bối cảnh tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Pháp này có kế hoạch rút lui, do không thành công với chiến lược chi phối thị trường Đông Nam Á.
Theo đó, Carrefour - hãng bán lẻ lớn thứ hai thế giới sau Wal-Mart của Mỹ - sẽ bán tổng cộng 43 siêu thị tại Thái Lan, 23 tại Malaysia, 2 tại Singapore và thu về khoảng 1 tỷ USD.
Nhiều nhà phân tích đánh giá việc Carrefour bán tài sản tại Đông Nam Á cho dù có nền tảng tài chính vững mạnh, phản ánh thực tế rằng Carrefour đã đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh Tesco của Anh.
Dự kiến, phiên đấu thầu mua tài sản của Carrefour sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
Nhà phân tích bán lẻ tại London (Anh), Jon Wright nhận định tiềm năng dài hạn của những tài sản mà Carrefour rao bán sẽ là yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư. Với chuỗi siêu thị đang đi vào hoạt động, nhiệm vụ duy nhất của các nhà đầu tư là tìm cách gia tăng lợi nhuận.
Một loạt tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Tesco, Aeon (Nhật Bản) và Casino (Pháp) đã bày tỏ sự quan tâm đối với các chuỗi siêu thị của Carrefour tại Thái Lan.
Một số công ty Thái Lan cũng có thể là khách hàng tiềm năng như công ty bán lẻ Central Group hay công ty chế tạo và sản xuất hàng tiêu dùng Berli Jucker PCL.
Đối với thị trường Malaysia, Thứ trưởng Thương mại nước này, Mukhriz Mahathir tiết lộ, rất nhiều siêu thị tại Malaysia có kế hoạch mua lại tài sản của Carrefour.
Carrefour đang chuyển hướng sang thị trường Ấn Độ, với kế hoạch mở cửa một đại siêu thị đầu tiên tại thủ đô New Delhi trong tháng 11 tới.
Theo chuyên gia Wright, lĩnh vực siêu thị tại châu Á trị giá khoảng 389 tỷ USD năn 2009 và dự kiến tăng trưởng 3,3%/năm cho tới năm 2014, so với ước đoán tăng trưởng 2,1%/năm trên quy mô toàn cầu./.
Theo đó, Carrefour - hãng bán lẻ lớn thứ hai thế giới sau Wal-Mart của Mỹ - sẽ bán tổng cộng 43 siêu thị tại Thái Lan, 23 tại Malaysia, 2 tại Singapore và thu về khoảng 1 tỷ USD.
Nhiều nhà phân tích đánh giá việc Carrefour bán tài sản tại Đông Nam Á cho dù có nền tảng tài chính vững mạnh, phản ánh thực tế rằng Carrefour đã đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh Tesco của Anh.
Dự kiến, phiên đấu thầu mua tài sản của Carrefour sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
Nhà phân tích bán lẻ tại London (Anh), Jon Wright nhận định tiềm năng dài hạn của những tài sản mà Carrefour rao bán sẽ là yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư. Với chuỗi siêu thị đang đi vào hoạt động, nhiệm vụ duy nhất của các nhà đầu tư là tìm cách gia tăng lợi nhuận.
Một loạt tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Tesco, Aeon (Nhật Bản) và Casino (Pháp) đã bày tỏ sự quan tâm đối với các chuỗi siêu thị của Carrefour tại Thái Lan.
Một số công ty Thái Lan cũng có thể là khách hàng tiềm năng như công ty bán lẻ Central Group hay công ty chế tạo và sản xuất hàng tiêu dùng Berli Jucker PCL.
Đối với thị trường Malaysia, Thứ trưởng Thương mại nước này, Mukhriz Mahathir tiết lộ, rất nhiều siêu thị tại Malaysia có kế hoạch mua lại tài sản của Carrefour.
Carrefour đang chuyển hướng sang thị trường Ấn Độ, với kế hoạch mở cửa một đại siêu thị đầu tiên tại thủ đô New Delhi trong tháng 11 tới.
Theo chuyên gia Wright, lĩnh vực siêu thị tại châu Á trị giá khoảng 389 tỷ USD năn 2009 và dự kiến tăng trưởng 3,3%/năm cho tới năm 2014, so với ước đoán tăng trưởng 2,1%/năm trên quy mô toàn cầu./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)