Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: Vì chính nghĩa, độc lập, chủ quyền Tổ quốc

45 năm trôi qua, nhìn lại Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử, tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Thị trấn Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) bị địch phá hủy (1979). (Ảnh: Sĩ Châu/TTXVN)
Chiến sỹ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời cháu bé này từ trong đống đổ nát. (Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN)
Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN)
Hai chị em cháu Hoàng Thị Bến (xã Nà Sác, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) có cha mẹ bị địch giết hại, tháng 2/1979. (Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN)
Chiến sỹ thông tin Phạm Văn Do, Đại đội 18, Đoàn Y Hà Tuyên dũng cảm làm nhiệm vụ, đảm bảo đường dây thông suốt phục vụ chiến đấu. Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Vũ khí của địch bị bộ đội Việt Nam thu được tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, tháng 2/1979. (Ảnh: Quang Khanh/TTXVN)
Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Các chiến sỹ xe tăng 231 chiến đấu mưu trí, dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên lính xâm lược, phá một đài chỉ huy, hai hóa điểm B41, yểm trợ đắc lực cho bộ binh trong trận 3/3/1979 tại vùng Mai Pha, phía Nam thị xã Lạng Sơn (4/3/1979). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Chiến sỹ đoàn X tải đạn lên điểm tựa Hà Tuyên. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Tổ trinh sát thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 20, Đoàn 2 (Hoàng Liên Sơn) luôn bám sát hoạt động của địch để kịp thời thông báo cho đơn vị tiêu diệt (1979). (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Chiến sỹ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391 và 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng nghìn tên địch (1979). (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Dân quân huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn vừa bám trụ chiến đấu, vừa tổ chức vận chuyển đạn kịp thời đến trận địa phục vụ bộ đội pháo binh tiêu diệt địch, ngày 27/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Dân quân xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bám trụ trong 7 ngày đêm, vận chuyển hàng chục tấn đạn dược, lương thực tiếp tế cho bộ đội đánh địch. (Ảnh: Long Sơn/TTXVN)
Chiến sỹ đội hỏa lực của Phân đội 2, Đoàn Tây Sơn dũng cảm tấn công tiêu diệt xe tăng địch trong đêm. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Xe tăng địch bị quân ta đánh gục ngay loạt đạn đầu tiên tại khu vực cầu Bản Sẩy, xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN phát)
Chiến sỹ tiểu đoàn pháo binh mặt trận Hà Tuyên sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Chiến sỹ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Đoàn Sông Hồng gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn Quốc lộ 1A thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng, ngày 17/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Từ 9h15 sáng ngày 20/2/1979, chiến sỹ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị địch chiếm đóng từ ngày 17/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Các chiến sỹ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân địch ở thị xã Lạng Sơn, ngày 17/2/1979. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía Bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Nhật Trường/TTXVN)
Ngày 17/2/1979, địch dùng bộc phá, thuốc nổ, đại bác bắn vào khu mỏ Apatít Lào Cai (tỉnh Hoàng Liên Sơn), phá hủy toàn bộ khu mỏ. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN
Các nữ chiến sỹ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch (1979). (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19/2/1979. (Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN)
Chiến sỹ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại đồi Không Tên trong 2 ngày 17-18/2/1979. (Ảnh: Long Sơn/TTXVN)
Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn (2/1979). (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN)
45 năm sau chiến tranh, thành phố Cao Bằng có bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn mình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa, là một trong những đô thị đẹp nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. (Ảnh: TTXVN)
45 năm sau chiến tranh, Lào Cai trở thành thành phố hiện đại bậc nhất khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, với một diện mạo hoàn toàn mới, hiện đại hơn, giàu sức sống hơn. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
45 năm sau chiến tranh, Lào Cai trở thành thành phố hiện đại bậc nhất khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, với một diện mạo hoàn toàn mới, hiện đại hơn, giàu sức sống hơn. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc Tết, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Lâm Thị Mèn (tổ 1, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng). Mẹ có 2 người con là Liệt sỹ, hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (2022). (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thắp hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên (2021). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đoàn công tác của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thăm hỏi, tặng quà hộ gia đình chính sách Lý Văn Thắng (thôn Cốc Nhãn, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), tham gia chiến tranh biên giới, có hoàn cảnh gia đình khó khăn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn đã từng tham gia chiến đấu trên tuyến biên giới phía Bắc từ năm 1979-1989. (Ảnh: TXVN phát)
Đội Tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ Hà Giang cẩn thận quy tập những mảnh hài cốt còn sót lại của các liệt sĩ đã nằm lại trên chiến trường Vị Xuyên trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (2023). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Trung tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng Ban Công binh (Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Giang) chia sẻ về tác hại và ảnh hưởng của bom, mìn, vật nổ với đồng bào, giúp người dân Hà Giang nâng cao ý thức phòng, tránh, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng biên giới có đất canh tác. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Các cựu binh, thân nhân liệt sỹ trung đoàn 356 đến tri ân, tưởng nhớ các liệt sỹ trung đoàn 356 đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Tấm bia đá khắc lại những câu chuyện, ký ức không quên của một thời lịch sử tại Đài hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại điểm cao 468 nằm ở lưng chừng núi Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Công trình được xây dựng để tưởng niệm hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh tại điểm cao 468 thuộc mặt trận Vị Xuyên, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Thanh niên tình nguyện chăm sóc mộ phần các liệt sỹ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thắp hương các phần mộ các liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Thế hệ trẻ hôm nay luôn ghi nhớ công lao to lớn của những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc (Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, Hà Giang) . (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Ông Nguyễn Văn Khanh, anh trai của Liệt sỹ Nguyễn Chí Minh, cùng gia đình từ Nghệ An lên Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) thắp hương cho em trai đang an nghỉ tại đây (2019). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Tỉnh Hà Giang tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (2023). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Người lính trong thời bình kính cẩn, nghiêng mình trước anh linh những liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên (Hà Giang). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đài hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại điểm cao 468 nằm ở lưng chừng núi Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Công trình được xây dựng để tưởng niệm hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh tại điểm cao 468 thuộc mặt trận Vị Xuyên, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc; trở thành địa chỉ lịch sử-văn hóa để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục