Cung ứng đủ hàng hóa và chủ động phương án phòng chống bão số 9

Nhằm ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 9, Văn phòng thường trực Bộ Công Thương đã gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên trong vùng ảnh hưởng của bão.
Dung tích hồ thủy điện Sông Hinh mới ở mức 44%, sẵn sàng tham gia cắt lũ. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Dung tích hồ thủy điện Sông Hinh mới ở mức 44%, sẵn sàng tham gia cắt lũ. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Nhằm ứng phó và khắc phục hậu quả từ cơn bão số 9, Văn phòng thường trực Bộ Công Thương đã gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên trong vùng ảnh hưởng của bão.

Theo đó, hiện tại các chủ đập, hồ chứa tổ chức trực ban 24/24 để vận hành, ứng phó thiên tai, sự cố. Các hồ chứa vận hành an toàn, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ đón bão số 9.

Cũng theo Bộ Công Thương, tại tỉnh Hà Tĩnh sau đợt mưa lũ, ngập lụt đã tiếp tục dự trữ 19 tấn lương khô, 870 tấn gạo; 185.000 thùng mì tôm; 57.340 lít nước uống; 60 tấn các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu khác; 380.000 lít xăng; 250.000 lít dầu.

Các chợ truyền thống đã được khôi phục để cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân.

Từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 36 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày phát hiện, xử lý 4 vụ vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã ổn định, trở về mức giá so với trước khi lũ lụt xảy ra.

Cùng với đó, tại tỉnh Quảng Bình dự trữ 63.700 thùng mỳ tôm; 1.175 tấn gạo; 12.600 thùng lương khô; 17.500 thùng nước uống; 1.430 tấn các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu khác; 10.000 lít xăng; 4.350 lít dầu diesel, trong ngày chưa huy động. Hầu hết các hộ kinh doanh đã hoạt động trở lại cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Tại tỉnh Quảng Trị tiếp tục dự trữ 300 tấn gạo; 185.000 thùng mỳ tôm; 30.000 thùng nước uống. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở khu đô thị, chợ dân sinh ở nông thôn đã được khôi phục cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu được đáp ứng đầy đủ. Sức mua tăng mạnh do nhân dân tích trữ phòng bão số 9.

Đáng lưu ý, quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 23 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày phát hiện, xử lý 1 vụ vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cơ bản đã trở lại ổn định, chỉ có rau xanh còn tăng nhẹ so với trước mưa lũ.

Đối với Thừa Thiên-Huế đã tiếp tục dự trữ 510 tấn gạo; 61.000 thùng mỳ tôm; 2.700 thùng nước uống; 3.500 thùng đồ hộp các loại: 2.200 lít xăng, 2.300 lít dầu diesel. Trên địa bàn tỉnh các chợ, cửa hàng, quầy hàng tạm đóng cửa không triển khai bán nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

[Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cần đề phòng hoàn lưu bão số 9] 

Ngoài ra, tại thành phố Đà Nẵng cũng dự trữ 26.284 thùng mỳ ăn liền; 12.653 thùng lương khô; 83 tấn gạo các loại, 14.832 thùng nước đóng chai và 349 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 12.600m3 xăng các loại, 17.000m3 dầu diesel.

Đáng lưu ý, trên các chợ, cửa hàng, quầy hàng tạm đóng cửa không triển khai bán nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Cơ bản giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã trở về mức giá so với trước khi lũ lụt xảy ra, riêng có rau, củ, quả tăng 2.000-5.000 đồng/kg, thịt lợn tăng 5.000-10.000 đồng/kg do nhân dân tích trữ phòng bão số 9.

Tỉnh Quảng Nam dự trữ 45.130 thùng mỳ ăn liền; 2.320 thùng lương khô; 2.221 tấn gạo các loại, 119.948 thùng nước đóng chai và 3.696 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 194.400 lít xăng các loại, 1.332.500 lít dầu diesel.

Trên địa bàn tỉnh, cơ bản các chợ, cửa hàng, quầy hàng tạm đóng cửa không triển khai bán nhằm hạn chế thiệt hại do bão. Thị trường ổn định, giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã trở về mức giá so với trước khi lũ lụt xảy ra.

Tỉnh Quảng Ngãi dự trữ 27.042 thùng mỳ ăn liền; 123.539 thùng lương khô; 788,867 tấn gạo các loại; 74.602 thùng nước đóng chai và 282 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 46,174m3 xăng các loại, 72,233m3 dầu diesel.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9, từ tối ngày 26/10 vừa qua, người dân bắt đầu mua nhu yếu phẩm dự trữ, sức mua tăng 30-40% so với ngày thường.

Nguồn cung hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trên địa bàn tỉnh các chợ, cửa hàng, quầy hàng tạm đóng cửa không triển khai bán nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Tỉnh Bình Định dự trữ 157.999 thùng mỳ ăn liền; 5.135 thùng lương khô; 50,5 tấn gạo các loại; 108.200 thùng nước đóng chai và 282 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 2.550m3 xăng các loại, 4.380m3 dầu diesel.

Giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định. Nguồn cung hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trên địa bàn tỉnh các chợ, cửa hàng, quầy hàng tạm đóng cửa không triển khai bán nhằm hạn chế thiệt hại do bão.

Cung ứng đủ hàng hóa và chủ động phương án phòng chống bão số 9 ảnh 1Các tổ chức thiện nguyện khắp cả nước chuyển hàng cứu trợ đến cho người dân vùng lũ. (Nguồn: TTXVN)

Tại tỉnh Phú Yên dự trữ 40.000 thùng mỳ ăn liền; 300 tấn gạo các loại; 8.000 thùng nước đóng; 342m3 xăng các loại, 394m3 dầu diesel. Giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định.

Nguồn cung hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trên địa bàn tỉnh các chợ, cửa hàng, quầy hàng tạm đóng cửa không triển khai bán nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Tỉnh Khánh Hòa dự trữ 58.000 thùng mỳ ăn liền; 7.250 thùng lương khô; 13,05 tấn gạo các loại; 58.000 thùng nước đóng chai; 14,5 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 3.000m3 xăng các loại, 3.000m3 dầu diesel.

Tỉnh Kon Tum dự trữ 35.906 thùng mỳ ăn liền; 96 tấn gạo các loại; 4.500 thùng nước đóng chai; 98 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 700.000 lít xăng các loại, 90.000 lít dầu diesel.

Tỉnh Gia Lai dự trữ 8.000 thùng mỳ ăn liền; 15 tấn lương khô; 96 tấn gạo các loại; 2.100 thùng nước đóng chai; 27 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 90.000 lít xăng các loại, 65.000 lít dầu diesel.

Tỉnh Đắk Lắkdự trữ 11.000 thùng mỳ ăn liền; 120 tấn gạo các loại; 40.000 thùng nước đóng chai; 270 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 56.900 lít xăng các loại.

Tỉnh Đắk Nông dự trữ 5.000 thùng mỳ ăn liền; 100 tấn gạo; 1.000 thùng nước đóng chai; 100 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 150.000 lít xăng các loại, 150.000 lít dầu diesel.

Tỉnh Lâm Đồng dự trữ 11.500 thùng mỳ ăn liền; 362 thùng lương khô; 16,27 tấn gạo; 21.100 thùng nước đóng chai; 420 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 4 triệu lít xăng các loại, 1,9 triệu lít dầu diesel.

Bộ Công Thương cho biết tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, một số khu vực nước ngập sâu nên đang cắt điện để đảm bảo an toàn tại 11 xã/phường; đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho một xã.

Cụ thể, Quảng Bình cắt điện 3 xã, Quảng Trị cắt điện 6 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã), Quảng Nam cắt điện 2 xã.

Cung ứng đủ hàng hóa và chủ động phương án phòng chống bão số 9 ảnh 2Dung tích hồ thủy điện Sông Hinh mới ở mức 44%, sẵn sàng tham gia cắt lũ. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Kể từ khi xảy ra mưa lũ đến nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 319 xã, cụ thể Hà Tĩnh 90 xã, Quảng Bình 114 xã, Quảng Trị 77 xã, Thừa Thiên Huế 27 xã/phường, Quảng Nam 11 xã.

Hiện tại, nguồn điện tại các nhà máy an toàn, một số ít nhà máy ngừng hoạt động do sự cố đường dây.

Riêng lưới điện truyền tải 220-500kV, đường dây 576 Đà Nẵng-574 Dốc Sỏi; 572 Dốc Sỏi-578 PleiKu: khôi phục xong lúc 16 giờ 14 phút; đường dây 574 Đà Nẵng-574 Hà Tĩnh: khôi phục xong lúc 16 giờ 24 phút; đường dây 575 Đà Nẵng-574 Vũng Áng khôi phục xong lúc 16 giờ 24 phút; đường dây 572 Thạch Mỹ-578 Pleiku2 khôi phục xong lúc 16 giờ 48 phút.

Lưới điện phân phối 110kV: sự cố 23 đường dây 110kV; lưới điện trung áp, hạ áp: do sự cố và chủ động cắt điện tại các tỉnh để đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị.

Hiện đang mất điện tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế 25%, Đà Nẵng 48%, Quảng Nam 94%, Quảng Ngãi 100%, Bình Định 78%, Phú Yên 55%, Gia Lai 29%, Đăk Lăk 6%, Kon Tum 7%.

Ngay sau bão, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chuẩn bị các nguồn lực để kiểm tra và khôi phục trở lại nhanh nhất cho các phụ tải khi đảm bảo các điều kiện về an toàn.

Đặc biệt, các Tập đoàn, Tổng công ty công nghiệp đều đã có Công điện chỉ đạo, kiểm tra tình hình triển khai thực tế tại những khu vực trọng điểm. Các đơn vị trực tiếp sản xuất đang thực hiện các nội dung công việc để ứng phó với bão số 9.

Theo báo cáo nhanh từ các Sở Công Thương; Tập đoàn; Tổng công ty công nghiệp, đến nay chưa có thiệt hại về người, về tài sản thiệt hại không lớn, các đơn vị đang thống kê./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục