Cùng nhìn lại tranh cổ động ra đời trong giai đoạn 1967-1978

Những tác phẩm tranh cổ động không chỉ phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm nhiều thông điệp mang tính thời sự, có ý nghĩa với giai đoạn hiện nay.
Tranh cổ động là thể loại xung kích trong việc tuyên truyền những sự kiện, vấn đề thời sự của đất nước. (Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu chùm tranh cổ động (sáng tác trong giai đoạn 1967-1978) hiện đang được lưu giữ tại đây.

Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết những bức tranh này không chỉ phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm nhiều thông điệp mang tính thời sự, gắn bó chặt chẽ với thời cuộc, góp phần động viên, khích lệ tinh thần lao động, chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc chiến đẩy lùi COVID-19.

[Nghệ sỹ Việt hòa giọng trong ‘cuộc chiến’ chống dịch COVID-19]

Tranh cổ động là thể loại xung kích của mỹ thuật Việt Nam trong việc tuyên truyền những sự kiện, vấn đề thời sự của đất nước. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, tranh cổ động đã phát huy vai trò, khích lệ toàn quân, toàn dân tham gia kháng chiến, thi đua lao động sản xuất để phục vụ cách mạng.

Cuối tháng Ba vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ấn hành 14 mẫu tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số 700.000 bản in. Các tác phẩm thể hiện thông điệp rõ ràng, gần gũi về những biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2, cách ứng xử, nâng cao ý thức cộng đồng, chọn lọc khi tiếp nhận thông tin, chung tay đẩy lùi dịch bệnh…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức treo, dán các mẫu tranh cổ động tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, địa điểm treo, dán những mẫu tranh này là các nơi công cộng, các điểm sinh hoạt cộng đồng, bảng tin…

Một số tranh cổ động (sáng tác trong giai đoạn 1967-1978) hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam:

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục