Ngày 24/3, Đại lễ tưởng niệm và cung nghinh ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tổ chức trọng thể tại Tổ đình chùa Từ Đàm, thành phố Huế.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đông đảo chư, tăng ni phật tử đến từ các cơ sở phật giáo và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ.
Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế, Ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được làm bằng ngọc bích, cao 3,25m, nặng 7 tấn được cung thỉnh từ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là chùa Lân), thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh về tôn trí tại chùa Từ Đàm trong thời gian từ 19-25/3. Đây là dịp để tăng, ni, phật tử chiêm bái học tập theo công hạnh, cuộc đời sự nghiệp lịch sử của Phật hoàng.
Từ thửa ấu thơ, Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thừa hưởng một nền giáo dục nho giáo với những nội dung phong phú từ kinh điển tam giáo đến thơ ca, thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật... Khi làm vua, Trần Nhân Tông là người có trí lược, văn võ song toàn, thương dân, cố kết lòng dân. Khi đã xuất gia, người là một triết gia, là nhà tư tưởng, là vị tổ sư sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, Yên Tử Việt Nam. Ông là ngọc sáng trong hồn thiêng dân tộc cả về đạo và đời.
Sau lễ cung nghinh tại thành phố Huế, ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ được cung thỉnh vào Đà Nẵng, tiếp đó là Quảng Trị trước khi trở về yên vị tại Trúc Lâm Yên Tử.../.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đông đảo chư, tăng ni phật tử đến từ các cơ sở phật giáo và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ.
Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế, Ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được làm bằng ngọc bích, cao 3,25m, nặng 7 tấn được cung thỉnh từ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là chùa Lân), thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh về tôn trí tại chùa Từ Đàm trong thời gian từ 19-25/3. Đây là dịp để tăng, ni, phật tử chiêm bái học tập theo công hạnh, cuộc đời sự nghiệp lịch sử của Phật hoàng.
Từ thửa ấu thơ, Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thừa hưởng một nền giáo dục nho giáo với những nội dung phong phú từ kinh điển tam giáo đến thơ ca, thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật... Khi làm vua, Trần Nhân Tông là người có trí lược, văn võ song toàn, thương dân, cố kết lòng dân. Khi đã xuất gia, người là một triết gia, là nhà tư tưởng, là vị tổ sư sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, Yên Tử Việt Nam. Ông là ngọc sáng trong hồn thiêng dân tộc cả về đạo và đời.
Sau lễ cung nghinh tại thành phố Huế, ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ được cung thỉnh vào Đà Nẵng, tiếp đó là Quảng Trị trước khi trở về yên vị tại Trúc Lâm Yên Tử.../.
Quốc Việt (TTXVN)