Ngày tựu trường đang đến gần, không khí mua sắm tại các nhà sách nhộn nhịp hẳn lên. Để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới 2011-2012, từ nhà phân phối đến phụ huynh, học sinh đều hướng sự quan tâm đến thị trường sách giáo khoa và dụng cụ học tập.
Đây là thời điểm sức mua bắt đầu tăng, dự báo sức mua sẽ còn tiếp tục tăng cho đến hết tháng 8 này.
Cận kề mùa cao điểm
So với mùa khai trường năm ngoái, giá các sản phẩm đồ dùng học tập cũng tăng cao. Giá sách giáo khoa gồm các loại sách cơ bản và nâng cao tăng 16,9% so với cùng thời điểm năm 2010. Nguyên nhân tăng giá do giá các nguyên liệu đều tăng, giá giấy tăng 30%, giá vận chuyển tăng gấp đôi, các nhà in cũng đồng loạt tăng giá.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá sách, ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, từ cuối năm 2010 đến nay, tất cả các mặt hàng đều tăng giá; trong đó, giá giấy nguyên liệu tăng tới 30%, công vận chuyển tăng gần gấp đôi, cùng áp lực các nhà in đều đồng loạt gửi công văn yêu cầu tăng giá… buộc Nhà xuất bản Giáo dục phải điều chỉnh giá sách giáo khoa.
Về mức giá tăng, có cuốn ít, cuốn nhiều, nhưng tỉ lệ chung là 16,9%. Giá bán này đã được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), thẩm định. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý là mức tăng này chỉ áp dụng với những sách in lưu chiểu năm 2011, sách in từ năm 2010 trở về trước không điều chỉnh.
Theo ông Khang, việc tăng giá sách giáo khoa phải cao hơn nhưng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nhà xuất bản Giáo dục phải chấp nhận bù lỗ, áp dụng tăng ở mức hợp lý để tham gia bình ổn giá.
Ông Khang cho biết thêm, mặc dù có 11 khoản chi phí cho phát hành sách giáo khoa nhưng chỉ điều chỉnh 5 khoản là giấy in, công in, lãi vay, bao bì, tem chống giả; còn 6 khoản không được điều chỉnh là khấu hao tài sản, chi phí quản lý, lương, phát hành, chế bản, nhuận bút.
Giá vở học sinh cũng tăng khoảng 15-20%, tức là tăng 1.500-2.000 đồng/cuốn so với cùng thời điểm năm ngoái. Các loại vở của Vibook, Thuận Tiến, Hồng Hà, Hòa Bình… không chênh lệch nhiều về chất lượng giấy và giá cả.
Nhìn chung loại tập vở 96 trang có nhiều mức giá từ 5.600 đồng, 6.800 đồng, 7.000 đồng, 9.200 đồng đến 12.000 đồng/quyển tùy loại. Đối với loại vở 200 trang, của Khai Trí giá 13.500 đồng/quyển, Thuận Tiến 12.900 đồng/quyển, Hồng Hà 12.000đồng/quyển, Hòa Bình 15.900 đồng/quyển.
Theo đăng ký giá của các doanh nghiệp với Sở Tài chính, giá vở học sinh sẽ thấp hơn giá thị trường từ 15,3-21,4%, giá cặp, ba lô, túi xách thấp hơn 17,6% và giá các mặt hàng đồng phục học sinh thấp hơn giá thị trường từ 15-17,9%.
Cùng đó, các doanh nghiệp cũng cam kết cùng nhau liên kết chặt chẽ trong việc đảm bảo lượng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh, sinh viên, kể cả trong trường hợp thị trường có biến động về giá.
Phối hợp đồng bộ
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực đôn đốc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, bám sát thị trường tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu, tránh đầu cơ găm hàng và lũng loạn thị trường.
Theo Bộ Công Thương, tháng 8 là tháng cao điểm tiêu thụ giấy, các doanh nghiệp trong ngành cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kiểm tra, rà soát các đại lý tiêu thụ, đảm bảo cung cấp đủ phục vụ năm học mới, đồng thời, góp phần bình ổn giá cả mặt hàng giấy nói riêng và mặt hàng đồ dùng học sinh nói chung.
Ông Trương Quang Luyến, Phó Tổng giám đốc, Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà cho hay: Tuy không được tiếp cận với nguồn vốn trong chương trình bình ổn giá, nhưng chúng tôi cũng liên kết với các đối tác để có được mức giá ổn định cho khách hàng.
Cụ thể, VPP Hồng Hà đã hợp tác với Công ty Sách thiết bị trường học sản xuất lượng hàng trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Số sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá ổn định này sẽ được bán trên toàn hệ thống của Công ty Sách thiết bị trường học.
Khảo sát trên thị trường và từ các doanh nghiệp cho thấy, những sản phẩm vở học sinh có màu giấy trắng tự nhiên tốt cho thị lực của người sử dụng đang được tiêu thụ mạnh. Mùa khai giảng này, Công ty VPP Hồng Hà tung ra mẫu vở mới được may gáy và dán gáy vuông thay vì dập ghim như nhiều sản phẩm khác. Ưu điểm của dòng sản phẩm là đạt chất lượng về độ trắng, sáng của giấy, thuận tiện khi sử dụng, không bị phồng khi mở trang vở và đặc biệt là giúp tái chế thuận lợi, bảo vệ môi trường.
Để ổn định thị trường trong năm học mới, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho rằng, đây là mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáu tháng đầu năm 2011, sản xuất giấy trong nước đạt khoảng 881.800 tấn, tăng 27,72% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu giấy cũng tăng 33,18% và đạt khoảng 590.000 tấn.
Theo lộ trình cam kết WTO, thuế nhập khẩu các loại giấy từ năm 2012 giảm còn 20%, các doanh nghiệp ngành giấy đang tập trung gia tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với giấy ngoại.
Hiện, Bộ Công Thương đang có hai dự án lớn của ngành giấy đang được triển khai là dự án đầu tư mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, công suất 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm hiện đang giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư Nhà máy bột giấy Phương Nam dự kiến tháng 9/2011 đưa vào chạy thử theo chỉ đạo của Chính phủ./.
Đây là thời điểm sức mua bắt đầu tăng, dự báo sức mua sẽ còn tiếp tục tăng cho đến hết tháng 8 này.
Cận kề mùa cao điểm
So với mùa khai trường năm ngoái, giá các sản phẩm đồ dùng học tập cũng tăng cao. Giá sách giáo khoa gồm các loại sách cơ bản và nâng cao tăng 16,9% so với cùng thời điểm năm 2010. Nguyên nhân tăng giá do giá các nguyên liệu đều tăng, giá giấy tăng 30%, giá vận chuyển tăng gấp đôi, các nhà in cũng đồng loạt tăng giá.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá sách, ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, từ cuối năm 2010 đến nay, tất cả các mặt hàng đều tăng giá; trong đó, giá giấy nguyên liệu tăng tới 30%, công vận chuyển tăng gần gấp đôi, cùng áp lực các nhà in đều đồng loạt gửi công văn yêu cầu tăng giá… buộc Nhà xuất bản Giáo dục phải điều chỉnh giá sách giáo khoa.
Về mức giá tăng, có cuốn ít, cuốn nhiều, nhưng tỉ lệ chung là 16,9%. Giá bán này đã được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), thẩm định. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý là mức tăng này chỉ áp dụng với những sách in lưu chiểu năm 2011, sách in từ năm 2010 trở về trước không điều chỉnh.
Theo ông Khang, việc tăng giá sách giáo khoa phải cao hơn nhưng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nhà xuất bản Giáo dục phải chấp nhận bù lỗ, áp dụng tăng ở mức hợp lý để tham gia bình ổn giá.
Ông Khang cho biết thêm, mặc dù có 11 khoản chi phí cho phát hành sách giáo khoa nhưng chỉ điều chỉnh 5 khoản là giấy in, công in, lãi vay, bao bì, tem chống giả; còn 6 khoản không được điều chỉnh là khấu hao tài sản, chi phí quản lý, lương, phát hành, chế bản, nhuận bút.
Giá vở học sinh cũng tăng khoảng 15-20%, tức là tăng 1.500-2.000 đồng/cuốn so với cùng thời điểm năm ngoái. Các loại vở của Vibook, Thuận Tiến, Hồng Hà, Hòa Bình… không chênh lệch nhiều về chất lượng giấy và giá cả.
Nhìn chung loại tập vở 96 trang có nhiều mức giá từ 5.600 đồng, 6.800 đồng, 7.000 đồng, 9.200 đồng đến 12.000 đồng/quyển tùy loại. Đối với loại vở 200 trang, của Khai Trí giá 13.500 đồng/quyển, Thuận Tiến 12.900 đồng/quyển, Hồng Hà 12.000đồng/quyển, Hòa Bình 15.900 đồng/quyển.
Theo đăng ký giá của các doanh nghiệp với Sở Tài chính, giá vở học sinh sẽ thấp hơn giá thị trường từ 15,3-21,4%, giá cặp, ba lô, túi xách thấp hơn 17,6% và giá các mặt hàng đồng phục học sinh thấp hơn giá thị trường từ 15-17,9%.
Cùng đó, các doanh nghiệp cũng cam kết cùng nhau liên kết chặt chẽ trong việc đảm bảo lượng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh, sinh viên, kể cả trong trường hợp thị trường có biến động về giá.
Phối hợp đồng bộ
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực đôn đốc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, bám sát thị trường tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu, tránh đầu cơ găm hàng và lũng loạn thị trường.
Theo Bộ Công Thương, tháng 8 là tháng cao điểm tiêu thụ giấy, các doanh nghiệp trong ngành cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kiểm tra, rà soát các đại lý tiêu thụ, đảm bảo cung cấp đủ phục vụ năm học mới, đồng thời, góp phần bình ổn giá cả mặt hàng giấy nói riêng và mặt hàng đồ dùng học sinh nói chung.
Ông Trương Quang Luyến, Phó Tổng giám đốc, Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà cho hay: Tuy không được tiếp cận với nguồn vốn trong chương trình bình ổn giá, nhưng chúng tôi cũng liên kết với các đối tác để có được mức giá ổn định cho khách hàng.
Cụ thể, VPP Hồng Hà đã hợp tác với Công ty Sách thiết bị trường học sản xuất lượng hàng trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Số sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá ổn định này sẽ được bán trên toàn hệ thống của Công ty Sách thiết bị trường học.
Khảo sát trên thị trường và từ các doanh nghiệp cho thấy, những sản phẩm vở học sinh có màu giấy trắng tự nhiên tốt cho thị lực của người sử dụng đang được tiêu thụ mạnh. Mùa khai giảng này, Công ty VPP Hồng Hà tung ra mẫu vở mới được may gáy và dán gáy vuông thay vì dập ghim như nhiều sản phẩm khác. Ưu điểm của dòng sản phẩm là đạt chất lượng về độ trắng, sáng của giấy, thuận tiện khi sử dụng, không bị phồng khi mở trang vở và đặc biệt là giúp tái chế thuận lợi, bảo vệ môi trường.
Để ổn định thị trường trong năm học mới, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho rằng, đây là mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáu tháng đầu năm 2011, sản xuất giấy trong nước đạt khoảng 881.800 tấn, tăng 27,72% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu giấy cũng tăng 33,18% và đạt khoảng 590.000 tấn.
Theo lộ trình cam kết WTO, thuế nhập khẩu các loại giấy từ năm 2012 giảm còn 20%, các doanh nghiệp ngành giấy đang tập trung gia tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với giấy ngoại.
Hiện, Bộ Công Thương đang có hai dự án lớn của ngành giấy đang được triển khai là dự án đầu tư mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, công suất 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm hiện đang giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư Nhà máy bột giấy Phương Nam dự kiến tháng 9/2011 đưa vào chạy thử theo chỉ đạo của Chính phủ./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)