Cũng như bao đứa trẻ khác, những em bé ở làng trẻ SOS, Trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em Birla (Làng trẻ Birla),… xuất hiện trước mắt chúng tôi với ánh mắt ngây thơ, nét mặt hồn nhiên. Thế nhưng, trong những cái nhìn ấy vẫn ánh lên một niềm khát khao, khắc khoải tình thương bởi cuộc đời chúng gắn liền với hai chữ “mồ côi.”
Khó đủ trăm đường
Nhìn khung cảnh bình yên, tĩnh lặng với những mái nhà đỏ, khuôn viên cây xanh nơi này, ít người biết rằng, các mẹ, các em đang ngày ngày phải gồng mình đối mặt với gánh nặng kinh tế.
Tại các làng trẻ SOS, làng trẻ Birla (Hà Nội), chi tiêu cho mỗi cháu hàng tháng cũng chỉ gói gọn trong khoảng 500-600 ngàn đồng. “Khéo co thì ấm,” mẹ Nguyễn Thị Diện ở làng trẻ Birla chia sẻ. Đặc biệt, càng về những tháng cuối năm, giá cả leo thang, mọi thứ lại càng trở nên khó khăn, eo hẹp hơn.
Theo lời kể của các mẹ, bình thường, các khu vườn ở làng trẻ SOS trồng rất nhiều cây ăn quả. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, mỗi gia đình chỉ giữ lại những cây trồng thiết yếu, lâu năm nhất; còn lại phải chặt bớt để lấy diện tích trồng rau.
Vào các dịp ngày mùa, các mẹ tất bật chia nhau, mỗi người một ngả, tỏa về các làng quê để thu mua gạo, đỗ, lạc… mang về Hà Nội, chế biến sẵn và để dành, tích trữ cho mùa đông. “Làm như vậy, vừa tiết kiệm chi phí lại mua được đồ mới thu hoạch,” mẹ Diện nói.
Làng trẻ em Birla hiện nay có trên 20 cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 100 trẻ em mồ côi. Mỗi em một hoàn cảnh nhưng tựu chung, trong sâu thẳm suy nghĩ của các em vẫn luôn khát khao tình cảm. Còn làng trẻ SOS hiện là mái nhà chung của khoảng 200 em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
“Nhiều khi, nhìn các con ngồi buồn, tự hỏi cha mẹ đẻ của mình là ai mà tôi thấy lòng quặn lại, xót xa. Có khi, đang giữa buổi, các con chạy về, khóc mếu máo, giọng lạc đi, bảo rằng không đi học nữa vì bị các bạn cùng lớp nói mình là đứa trẻ không cha không mẹ,” người bảo mẫu của làng trẻ Birla nói.
Ở những nơi này, bao nhiêu mảnh đời là bấy nhiêu số phận bất hạnh. tại một góc sân của làng trẻ SOS, cô bé Đỗ Thị Nhân say sưa đọc một cuốn truyện thiếu nhi. Ngước ánh mắt trong veo nhìn chúng tôi, cô bé kể: Cuốn truyện là món quà mà các anh chị tình nguyện tặng bé, các anh chị em trong gia đình truyền tay nhau đọc.
Cách đây hơn tám năm, cô bé bị bỏ rơi, đặt nằm ngay trước cổng làng SOS. Không có mối dây liên lạc nào với gia đình, chưa bao giờ có người thân đến thăm Nhân. Cô bé lớn lên trong làng SOS. Thể trạng gầy yếu lại mắc bệnh viêm phổi, nhiều đêm, trong cơn mơ, em vẫn khắc khoải gọi mẹ như một bản năng.
Chung tay dựng ước mơ
Số phận bất hạnh, cảnh đời éo le nhưng chưa bao giờ những đứa trẻ ấy thôi ước mơ, hy vọng vào một cuộc sống khác tốt đẹp hơn, vào một tương lai phía trước tươi sáng hơn.
Chị Quỳnh Hoa, cán bộ quản lý tại Làng trẻ em Hòa Bình (Thanh Xuân) cho biết: Đào tạo nghề cho các cháu bị khuyết tật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của làng trẻ; để sau này, khi hồi phục sức khỏe, trở về nhà, các em sẽ có được một nghề để tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Điều trăn trở nhất đối với những người làm công tác quản lý ở đây là tìm được đầu ra cho sản phẩm của các cháu tật nguyền.
Ở đây, nhiều em không may bị dị tật ở bàn chân hay một số bộ phận khác trên cơ thể nhưng vẫn giữ được đôi bàn tay lành lặn. Tuy chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa nhưng các em vẫn có thể làm được những con búp bê bằng len, đầu đội mũ, mặc váy rất xinh xắn. Bên cạnh đó, một bộ phận các em được hướng dẫn, dạy nghề thêu, thực hành trên các sản phẩm vệt áo, khăn mặt.
Mỗi tháng, các em có thể làm được hàng trăm con búp bê như vậy. “Nếu tìm được nguồn tiêu thụ thường xuyên cho những sản phẩm này thì cũng sẽ giúp được một phần kinh phí nhỏ, hỗ trợ thêm cho cuộc sống của các cháu,” chị Hoa nói.
Suốt thời gian dài từ năm 1991 đến năm 1999, cán bộ và những cháu nhỏ ở đây phải sống bấp bênh bởi sự cưu mang của các tổ chức và cá nhân hảo tâm mọi người nhường nhịn, san sẻ nhau sống. Họ luôn bằng lòng với thu nhập bình quân không quá 300.000đồng/tháng. Từ năm 2001 trở lại đây, khi làng Hòa Bình được chuyển về trực thuộc Sở y tế Hà Nội, chế độ của cán bộ, nhân viên của làng được quy vào ngạch bậc công chức nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Từ năm 2005 đến nay, cô bé Thái Thị Nga của làng trẻ Hòa Bình đã nhiều lần cùng người mẹ nuôi người Nhật MaSaKô Matsưmôtô (Hội viên Hội hữu nghị Việt Nhật) của mình đi nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Thụy Điển,… để nói về chiến tranh Việt Nam. Những hình ảnh, nhân chứng sống mà cuộc chiến tranh tàn phá ở trên những trẻ em Việt Nam được truyền tới thế giới.
“Em mong mình có thể góp một phần nhỏ công sức để các tổ chức, cá nhân thấy được, hiểu được những nỗi bất hạnh của trẻ em phải chịu di chứng chiến tranh, nhiễm chất độc dioxin ở Việt Nam. Các em cần được chăm sóc, bù đắp cả về vật chất lẫn tinh thần,” Nga nói.
Với những hành động thiết thực, cả cộng đồng đang cùng nhau dựng lại ước mơ cho những trẻ em mồ côi./.
Khó đủ trăm đường
Nhìn khung cảnh bình yên, tĩnh lặng với những mái nhà đỏ, khuôn viên cây xanh nơi này, ít người biết rằng, các mẹ, các em đang ngày ngày phải gồng mình đối mặt với gánh nặng kinh tế.
Tại các làng trẻ SOS, làng trẻ Birla (Hà Nội), chi tiêu cho mỗi cháu hàng tháng cũng chỉ gói gọn trong khoảng 500-600 ngàn đồng. “Khéo co thì ấm,” mẹ Nguyễn Thị Diện ở làng trẻ Birla chia sẻ. Đặc biệt, càng về những tháng cuối năm, giá cả leo thang, mọi thứ lại càng trở nên khó khăn, eo hẹp hơn.
Theo lời kể của các mẹ, bình thường, các khu vườn ở làng trẻ SOS trồng rất nhiều cây ăn quả. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, mỗi gia đình chỉ giữ lại những cây trồng thiết yếu, lâu năm nhất; còn lại phải chặt bớt để lấy diện tích trồng rau.
Vào các dịp ngày mùa, các mẹ tất bật chia nhau, mỗi người một ngả, tỏa về các làng quê để thu mua gạo, đỗ, lạc… mang về Hà Nội, chế biến sẵn và để dành, tích trữ cho mùa đông. “Làm như vậy, vừa tiết kiệm chi phí lại mua được đồ mới thu hoạch,” mẹ Diện nói.
Làng trẻ em Birla hiện nay có trên 20 cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 100 trẻ em mồ côi. Mỗi em một hoàn cảnh nhưng tựu chung, trong sâu thẳm suy nghĩ của các em vẫn luôn khát khao tình cảm. Còn làng trẻ SOS hiện là mái nhà chung của khoảng 200 em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
“Nhiều khi, nhìn các con ngồi buồn, tự hỏi cha mẹ đẻ của mình là ai mà tôi thấy lòng quặn lại, xót xa. Có khi, đang giữa buổi, các con chạy về, khóc mếu máo, giọng lạc đi, bảo rằng không đi học nữa vì bị các bạn cùng lớp nói mình là đứa trẻ không cha không mẹ,” người bảo mẫu của làng trẻ Birla nói.
Ở những nơi này, bao nhiêu mảnh đời là bấy nhiêu số phận bất hạnh. tại một góc sân của làng trẻ SOS, cô bé Đỗ Thị Nhân say sưa đọc một cuốn truyện thiếu nhi. Ngước ánh mắt trong veo nhìn chúng tôi, cô bé kể: Cuốn truyện là món quà mà các anh chị tình nguyện tặng bé, các anh chị em trong gia đình truyền tay nhau đọc.
Cách đây hơn tám năm, cô bé bị bỏ rơi, đặt nằm ngay trước cổng làng SOS. Không có mối dây liên lạc nào với gia đình, chưa bao giờ có người thân đến thăm Nhân. Cô bé lớn lên trong làng SOS. Thể trạng gầy yếu lại mắc bệnh viêm phổi, nhiều đêm, trong cơn mơ, em vẫn khắc khoải gọi mẹ như một bản năng.
Chung tay dựng ước mơ
Số phận bất hạnh, cảnh đời éo le nhưng chưa bao giờ những đứa trẻ ấy thôi ước mơ, hy vọng vào một cuộc sống khác tốt đẹp hơn, vào một tương lai phía trước tươi sáng hơn.
Chị Quỳnh Hoa, cán bộ quản lý tại Làng trẻ em Hòa Bình (Thanh Xuân) cho biết: Đào tạo nghề cho các cháu bị khuyết tật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của làng trẻ; để sau này, khi hồi phục sức khỏe, trở về nhà, các em sẽ có được một nghề để tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Điều trăn trở nhất đối với những người làm công tác quản lý ở đây là tìm được đầu ra cho sản phẩm của các cháu tật nguyền.
Ở đây, nhiều em không may bị dị tật ở bàn chân hay một số bộ phận khác trên cơ thể nhưng vẫn giữ được đôi bàn tay lành lặn. Tuy chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa nhưng các em vẫn có thể làm được những con búp bê bằng len, đầu đội mũ, mặc váy rất xinh xắn. Bên cạnh đó, một bộ phận các em được hướng dẫn, dạy nghề thêu, thực hành trên các sản phẩm vệt áo, khăn mặt.
Mỗi tháng, các em có thể làm được hàng trăm con búp bê như vậy. “Nếu tìm được nguồn tiêu thụ thường xuyên cho những sản phẩm này thì cũng sẽ giúp được một phần kinh phí nhỏ, hỗ trợ thêm cho cuộc sống của các cháu,” chị Hoa nói.
Suốt thời gian dài từ năm 1991 đến năm 1999, cán bộ và những cháu nhỏ ở đây phải sống bấp bênh bởi sự cưu mang của các tổ chức và cá nhân hảo tâm mọi người nhường nhịn, san sẻ nhau sống. Họ luôn bằng lòng với thu nhập bình quân không quá 300.000đồng/tháng. Từ năm 2001 trở lại đây, khi làng Hòa Bình được chuyển về trực thuộc Sở y tế Hà Nội, chế độ của cán bộ, nhân viên của làng được quy vào ngạch bậc công chức nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Từ năm 2005 đến nay, cô bé Thái Thị Nga của làng trẻ Hòa Bình đã nhiều lần cùng người mẹ nuôi người Nhật MaSaKô Matsưmôtô (Hội viên Hội hữu nghị Việt Nhật) của mình đi nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Thụy Điển,… để nói về chiến tranh Việt Nam. Những hình ảnh, nhân chứng sống mà cuộc chiến tranh tàn phá ở trên những trẻ em Việt Nam được truyền tới thế giới.
“Em mong mình có thể góp một phần nhỏ công sức để các tổ chức, cá nhân thấy được, hiểu được những nỗi bất hạnh của trẻ em phải chịu di chứng chiến tranh, nhiễm chất độc dioxin ở Việt Nam. Các em cần được chăm sóc, bù đắp cả về vật chất lẫn tinh thần,” Nga nói.
Với những hành động thiết thực, cả cộng đồng đang cùng nhau dựng lại ước mơ cho những trẻ em mồ côi./.
An Ngọc (Vietnam+)