Mặc dù đang là thời điểm chính vụ nhưng giá rau lại cao ngất ngưởng, mới tuần trước chớm lạnh, giá rau vừa tăng nhẹ thì nay lại vừa đắt vừa khan hàng vì nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+ ngày 10/12, trên thị trường các chợ đầu mối lớn như chợ Phùng Khoang, giá rau tăng từ 3.000-5.000 đồng/sản phẩm, nhiều loại rau củ còn có giá tăng gấp đôi so với tuần trước.
Cụ thể, su hào tăng từ 3.500 đồng/củ lên 6.000-6.500 đồng/củ, lơ trắng tăng từ 9.000-13.000/bông, rau cần được bán với giá 15.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; đậu ve có giá 18.000-20.000 đồng/kg, giá tăng gần gấp đôi…
Chị Nguyễn Quỳnh (312 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) than thở: “Sao hỏi giá rau gì cũng đắt thế?” Sau khi dạo một vòng quanh chợ, chị vẫn chưa lựa cho mình được hàng rau nào có giá rẻ.
Hỏi giá ở các hàng quen, chị tưởng nghe nhầm vì thấy tăng gần gấp đôi, cách có mấy ngày mà giá cả ở chợ đã lên đến chóng mặt, chị nói.
Vừa mặc cả thì chị Quỳnh đã nhận được hàng loạt câu kiểu như: "Giờ rau đắt lắm, cũng làm gì có hàng mà bán.” Tặc lưỡi ngao ngán, chị đành mua vì theo như các tiểu thương, “đó là xu hướng chung trên thị trường.”
Nhiều tiểu thương trên chợ Ngã Tư Sở cũng phản ánh giá rau mua cứ đắt lên từng ngày, nguồn nhập càng ngày càng khan hàng, tuy thời điểm chính vụ song vì thời tiết giá rét nên nhiều loại rau không lên mầm được, vì thế, chuyện tăng giá là không thể tránh khỏi.
Cũng theo chị Điệp bán rau ở chợ Long Biên, càng gần Tết, giá cả hàng hóa càng bị đẩy cao, giá nhập lên, khiến các tiểu thương cũng phải tăng giá bán tránh bán lỗ vốn.
Tính từ đợt rét đầu tiên đến thời điểm này, giá rau liên tục tăng trên thị trường. Nhiều người tiêu dùng lo lắng vì không biết lựa chọn mua thực phẩm thế nào cho cân đối phù hợp với giá cả và nhu cầu.
Chị Linh (93 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân) thường xuyên đi chợ lo bữa ăn cho gia đình cũng phải giật mình vì giá rau tăng lên “bất thường,” theo kinh nghiệm thường niên của chị thì hằng năm vào thời điểm này giá rau đáng nhẽ ra rất rẻ mới đúng. Nhưng cũng ngậm ngùi chấp nhận, “vì giá cả là do thị trường, chứ mình có làm ra đâu mà biết được.”
Không chỉ giá rau trên thị trường các chợ đầu mối lớn và chợ lẻ tăng giá, mà tại các siêu thị lớn như Big C Thăng Long, Metro… giá rau cũng được niêm yết bán với giá cao hơn cách đây mấy ngày.
Tại siêu thị Big C Thăng Long, giá một số loại rau củ như: bắp cải bán với 12.000 đồng/kg, mướp đắng có giá 20.000 đồng/kg, rau muống 10.000 đồng/ mớ, ngọn xu xu 22.000 đồng/kg…
Thậm chí nhiều quầy rau cũng bị bỏ trống kệ và không có hàng để bán. Tình trạng khan hàng và nhu cầu người tiêu dùng thời điểm gần Tết cũng ngày càng lớn khiến cho thị trường giá cả tăng nhanh.
Theo anh Huy, nhân viên quản lý gian thực phẩm rau xanh tại siêu thị Big C Thăng Long, cho biết trong những ngày qua, lượng khách mua tăng 30% so với thời điểm trước, vì thế mà phải liên tục nhập hàng bổ sung và giá được bán theo nguồn nhập.
Lý giải thêm cho vấn đề tăng giá rau, anh Hùng, tiểu thương chuyên nhận rau đặt cho các nhà hàng cho biết vì vào mùa cưới nhiều tiệc tùng, lễ hội… nên nhu cầu về nguồn rau rất lớn.
Nhiều nhà hàng đặt thường xuyên, nguồn cung không đủ nên anh phải đến tìm mua ở các chợ đầu mối và thậm chí về mua tại các nhà vườn để thêm chút lãi nhưng cũng khó vì rau đắt và khan hàng, anh nói.
Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Cường, trưởng ban quản lý chợ đầu mối Phùng Khoang, chủ nhiệm Hơp tác xã Thống Nhất, khi tiết trời ấm lên, sản lượng rau tăng sẽ cung ứng đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng, giá rau sẽ sớm bình ổn trở lại/.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+ ngày 10/12, trên thị trường các chợ đầu mối lớn như chợ Phùng Khoang, giá rau tăng từ 3.000-5.000 đồng/sản phẩm, nhiều loại rau củ còn có giá tăng gấp đôi so với tuần trước.
Cụ thể, su hào tăng từ 3.500 đồng/củ lên 6.000-6.500 đồng/củ, lơ trắng tăng từ 9.000-13.000/bông, rau cần được bán với giá 15.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; đậu ve có giá 18.000-20.000 đồng/kg, giá tăng gần gấp đôi…
Chị Nguyễn Quỳnh (312 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) than thở: “Sao hỏi giá rau gì cũng đắt thế?” Sau khi dạo một vòng quanh chợ, chị vẫn chưa lựa cho mình được hàng rau nào có giá rẻ.
Hỏi giá ở các hàng quen, chị tưởng nghe nhầm vì thấy tăng gần gấp đôi, cách có mấy ngày mà giá cả ở chợ đã lên đến chóng mặt, chị nói.
Vừa mặc cả thì chị Quỳnh đã nhận được hàng loạt câu kiểu như: "Giờ rau đắt lắm, cũng làm gì có hàng mà bán.” Tặc lưỡi ngao ngán, chị đành mua vì theo như các tiểu thương, “đó là xu hướng chung trên thị trường.”
Nhiều tiểu thương trên chợ Ngã Tư Sở cũng phản ánh giá rau mua cứ đắt lên từng ngày, nguồn nhập càng ngày càng khan hàng, tuy thời điểm chính vụ song vì thời tiết giá rét nên nhiều loại rau không lên mầm được, vì thế, chuyện tăng giá là không thể tránh khỏi.
Cũng theo chị Điệp bán rau ở chợ Long Biên, càng gần Tết, giá cả hàng hóa càng bị đẩy cao, giá nhập lên, khiến các tiểu thương cũng phải tăng giá bán tránh bán lỗ vốn.
Tính từ đợt rét đầu tiên đến thời điểm này, giá rau liên tục tăng trên thị trường. Nhiều người tiêu dùng lo lắng vì không biết lựa chọn mua thực phẩm thế nào cho cân đối phù hợp với giá cả và nhu cầu.
Chị Linh (93 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân) thường xuyên đi chợ lo bữa ăn cho gia đình cũng phải giật mình vì giá rau tăng lên “bất thường,” theo kinh nghiệm thường niên của chị thì hằng năm vào thời điểm này giá rau đáng nhẽ ra rất rẻ mới đúng. Nhưng cũng ngậm ngùi chấp nhận, “vì giá cả là do thị trường, chứ mình có làm ra đâu mà biết được.”
Không chỉ giá rau trên thị trường các chợ đầu mối lớn và chợ lẻ tăng giá, mà tại các siêu thị lớn như Big C Thăng Long, Metro… giá rau cũng được niêm yết bán với giá cao hơn cách đây mấy ngày.
Tại siêu thị Big C Thăng Long, giá một số loại rau củ như: bắp cải bán với 12.000 đồng/kg, mướp đắng có giá 20.000 đồng/kg, rau muống 10.000 đồng/ mớ, ngọn xu xu 22.000 đồng/kg…
Thậm chí nhiều quầy rau cũng bị bỏ trống kệ và không có hàng để bán. Tình trạng khan hàng và nhu cầu người tiêu dùng thời điểm gần Tết cũng ngày càng lớn khiến cho thị trường giá cả tăng nhanh.
Theo anh Huy, nhân viên quản lý gian thực phẩm rau xanh tại siêu thị Big C Thăng Long, cho biết trong những ngày qua, lượng khách mua tăng 30% so với thời điểm trước, vì thế mà phải liên tục nhập hàng bổ sung và giá được bán theo nguồn nhập.
Lý giải thêm cho vấn đề tăng giá rau, anh Hùng, tiểu thương chuyên nhận rau đặt cho các nhà hàng cho biết vì vào mùa cưới nhiều tiệc tùng, lễ hội… nên nhu cầu về nguồn rau rất lớn.
Nhiều nhà hàng đặt thường xuyên, nguồn cung không đủ nên anh phải đến tìm mua ở các chợ đầu mối và thậm chí về mua tại các nhà vườn để thêm chút lãi nhưng cũng khó vì rau đắt và khan hàng, anh nói.
Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Cường, trưởng ban quản lý chợ đầu mối Phùng Khoang, chủ nhiệm Hơp tác xã Thống Nhất, khi tiết trời ấm lên, sản lượng rau tăng sẽ cung ứng đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng, giá rau sẽ sớm bình ổn trở lại/.
Tâm Tâm (Vietnam+)