Đài Tiếng nói nước Nga cho biết các chuyên gia virus học Nhật Bản đã phân tích bộ gen của cúm gia cầm H7N9 vừa bùng phát vào mùa Xuân năm nay ở Trung Quốc và đi đến kết luận là loại virus này có thể trở thành nguồn gốc của dịch bệnh toàn cầu.
Trong hai bài báo đăng trên tạp chí Nature, ông Yoshihiro Kavaoka và các đồng nghiệp đã đánh giá mức độ lây nhiễm của một số chủng virus H7N9 được phân lập từ máu của những bệnh nhân Trung Quốc nhiễm bệnh vào mùa Xuân 2013.
Lúc đầu, các nhà sinh học đánh giá mức độ thành công của H7N9 khi lây nhiễm cho chồn và khỉ, những động vật có hệ miễn dịch tương tự như của người. Theo các học giả, phần lớn các động vật đã bị nhiễm virus ngay khi bị lây trực tiếp.
Trong công trình thứ hai các nhà nghiên cứu chứng minh là chủng virus này dễ thâm nhập vào tế bào của người hơn những chủng cúm gia cầm khác và sinh sôi nhanh hơn tại đó.
Theo các nhà khoa học, loại virus này có thể sẽ được tăng cường những khả năng cần thiết để đạt hiệu quả thích ứng ở mức cao nhất trong cơ thể người và điều này sẽ mở đường cho một đại dịch trên toàn cầu./.
Trong hai bài báo đăng trên tạp chí Nature, ông Yoshihiro Kavaoka và các đồng nghiệp đã đánh giá mức độ lây nhiễm của một số chủng virus H7N9 được phân lập từ máu của những bệnh nhân Trung Quốc nhiễm bệnh vào mùa Xuân 2013.
Lúc đầu, các nhà sinh học đánh giá mức độ thành công của H7N9 khi lây nhiễm cho chồn và khỉ, những động vật có hệ miễn dịch tương tự như của người. Theo các học giả, phần lớn các động vật đã bị nhiễm virus ngay khi bị lây trực tiếp.
Trong công trình thứ hai các nhà nghiên cứu chứng minh là chủng virus này dễ thâm nhập vào tế bào của người hơn những chủng cúm gia cầm khác và sinh sôi nhanh hơn tại đó.
Theo các nhà khoa học, loại virus này có thể sẽ được tăng cường những khả năng cần thiết để đạt hiệu quả thích ứng ở mức cao nhất trong cơ thể người và điều này sẽ mở đường cho một đại dịch trên toàn cầu./.
(Vietnam+)