Liên tiếp trong những ngày gần đây, tại nhiều tỉnh như Lào Cai, Lâm Đồng, Hải Dương ghi nhận thêm nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 nặng. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu có phải một đại dịch cúm A/H1N1, hay cúm H5N1 đang quay trở lại đã khiến không ít người lo lắng. [Hải Dương xác nhận hai ca nhiễm virus cúm H1N1] Trước những thông tin trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định “bức tranh” các loại dịch cúm tại Việt Nam hiện nay chưa có dấu hiệu bất thường. Người dân không nên quá hoang mang về cúm A/H1N1, vì đây là cúm mùa và đã có vắcxin phòng bệnh.
Nhiều loại cúm song hành Trong cuộc họp báo diễn ra chiều 4/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, trong những tháng đầu năm 2013, ngành y tế liên tiếp ghi nhận và tiếp nhận những thông tin về dịch cúm nguy hiểm trên thế giới cũng như trong nước. Tại Trung Quốc, tình hình cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp với số lượng người mắc và tử vong không ngừng tăng. [Phấp phỏng nỗi lo làn sóng đại dịch cúm H1N1 mới] Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 2/5, trên thế giới đã có 128 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 và đã có 27 trường hợp tử vong. Về tình hình dịch cúm trong nước, ông Long nhấn mạnh tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên, bệnh cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập, lan truyền và gây bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam nếu ngành y tế không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động. Tuy nhiên, ông Long cũng khẳng định thực tế những ngày qua đã cho thấy sự xuất hiện trở lại của cúm A/H1N1 với nhiều chùm ca bệnh ở Lào Cai và cúm A/H5N1. Nguyên nhân có thể do chu kỳ dịch bệnh hoặc do đặc tính luôn thay đổi nhau và có tính mùa của các virus cúm. Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2013 đến ngày 4/5, đã có 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Tháp và Long An, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Đồng Tháp. Nhận định về tình hình cúm tại Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hàng năm Viêt Nam vẫn ghi nhận khoảng 1,6 đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm. Báo cáo giám sát của các tỉnh, thành phố, trong ba tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã có trên 300.000 người nhiễm cúm. Trong đó, 3 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 tại Yên Bái (2 trường hợp) và Thanh Hóa (1 trường hợp). Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cơ sở đầu ngành y tế tập trung những ca bệnh nặng về cúm - số lượng bệnh nhân mắc cúm đến khám trong những ngày gần đây cũng có dấu hiệu tăng. Ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây số lượng bệnh nhân ghi cúm đến khám tại viện có tăng. Mỗi ngày trung bình bệnh viện tiếp nhận từ 100-120 bệnh nhân có triệu chứng ghi cúm đến khám do các nguyên nhân khác như viêm phổi, viêm họng… “Qua xét nghiệm cho kết quả chỉ có từ 4-5 trường hợp nhiễm cúm H1N1, nhưng 98% số ca phát hiện ra là ở thể nhẹ,” ông Kính giải thích. Phân tích những nguyên nhân tại sao từ đầu năm dịch cúm A/H1N1 có những dấu hiệu tăng, ông Phu cho hay đó là theo chu kỳ của dịch bệnh có năm tăng, năm giảm. Qua giám sát các ca bệnh cúm cho thấy, phần lớn các trường hợp mắc bệnh nhẹ và chưa đáng lo ngại, tuy nhiên ngành y tế cũng không chủ quan với vấn đề này. Nguy cơ chồng chất Thứ trưởng Long khẳng định trước tình hình nhiều dịch cúm cùng tồn tại song hành, ngành y tế đã có những sự chỉ đạo chặt chẽ, triển khai đồng bộ những giải pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, vị Thứ trưởng này cũng lưu ý, trong công tác phòng chống dịch cúm còn rất nhiều nguy cơ hiện hữu. Ông Long dẫn chứng, một khó khăn trong công tác phòng chống cúm A/H7N9 là việc chưa phát hiện các đàn gia cầm ốm, chết do virus cúm A/H7N9, nên cơ quan chức năng khó khăn trong vệc kiểm soát tình trạng nhiễm virus cúm A/H7N9 trên các đàn gia cầm, thủy cầm; khó khăn trong việc quản lý, điều tra ổ dịch.
Nhiều loại cúm song hành Trong cuộc họp báo diễn ra chiều 4/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, trong những tháng đầu năm 2013, ngành y tế liên tiếp ghi nhận và tiếp nhận những thông tin về dịch cúm nguy hiểm trên thế giới cũng như trong nước. Tại Trung Quốc, tình hình cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp với số lượng người mắc và tử vong không ngừng tăng. [Phấp phỏng nỗi lo làn sóng đại dịch cúm H1N1 mới] Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 2/5, trên thế giới đã có 128 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 và đã có 27 trường hợp tử vong. Về tình hình dịch cúm trong nước, ông Long nhấn mạnh tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên, bệnh cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập, lan truyền và gây bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam nếu ngành y tế không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động. Tuy nhiên, ông Long cũng khẳng định thực tế những ngày qua đã cho thấy sự xuất hiện trở lại của cúm A/H1N1 với nhiều chùm ca bệnh ở Lào Cai và cúm A/H5N1. Nguyên nhân có thể do chu kỳ dịch bệnh hoặc do đặc tính luôn thay đổi nhau và có tính mùa của các virus cúm. Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2013 đến ngày 4/5, đã có 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Tháp và Long An, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Đồng Tháp. Nhận định về tình hình cúm tại Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hàng năm Viêt Nam vẫn ghi nhận khoảng 1,6 đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm. Báo cáo giám sát của các tỉnh, thành phố, trong ba tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã có trên 300.000 người nhiễm cúm. Trong đó, 3 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 tại Yên Bái (2 trường hợp) và Thanh Hóa (1 trường hợp). Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cơ sở đầu ngành y tế tập trung những ca bệnh nặng về cúm - số lượng bệnh nhân mắc cúm đến khám trong những ngày gần đây cũng có dấu hiệu tăng. Ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây số lượng bệnh nhân ghi cúm đến khám tại viện có tăng. Mỗi ngày trung bình bệnh viện tiếp nhận từ 100-120 bệnh nhân có triệu chứng ghi cúm đến khám do các nguyên nhân khác như viêm phổi, viêm họng… “Qua xét nghiệm cho kết quả chỉ có từ 4-5 trường hợp nhiễm cúm H1N1, nhưng 98% số ca phát hiện ra là ở thể nhẹ,” ông Kính giải thích. Phân tích những nguyên nhân tại sao từ đầu năm dịch cúm A/H1N1 có những dấu hiệu tăng, ông Phu cho hay đó là theo chu kỳ của dịch bệnh có năm tăng, năm giảm. Qua giám sát các ca bệnh cúm cho thấy, phần lớn các trường hợp mắc bệnh nhẹ và chưa đáng lo ngại, tuy nhiên ngành y tế cũng không chủ quan với vấn đề này. Nguy cơ chồng chất Thứ trưởng Long khẳng định trước tình hình nhiều dịch cúm cùng tồn tại song hành, ngành y tế đã có những sự chỉ đạo chặt chẽ, triển khai đồng bộ những giải pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, vị Thứ trưởng này cũng lưu ý, trong công tác phòng chống dịch cúm còn rất nhiều nguy cơ hiện hữu. Ông Long dẫn chứng, một khó khăn trong công tác phòng chống cúm A/H7N9 là việc chưa phát hiện các đàn gia cầm ốm, chết do virus cúm A/H7N9, nên cơ quan chức năng khó khăn trong vệc kiểm soát tình trạng nhiễm virus cúm A/H7N9 trên các đàn gia cầm, thủy cầm; khó khăn trong việc quản lý, điều tra ổ dịch.
Phun thuốc khử trùng tiêu độc cho phương tiện vận chuyển gia cầm sống. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đặc biệt hiện nay, cộng đồng chưa có miễn dịch, chưa có vắcxin phòng bệnh cúm A/H7N9, không có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi môi trường bị nhiễm virus cúm này sẽ dễ lây sang người và bùng phát thành dịch trong cộng đồng, gây khó khăn cho điều trị. Bên cạnh đó, còn một mối nguy cơ rất lớn nữa, là do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, vì vậy việc buôn bán, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm rất khó kiểm soát, có thể gia cầm bị nhiễm các loại virus cúm được nhập lậu vào Việt Nam. Theo dự báo của Cục Y tế Dự phòng, một khó khăn nữa cũng đang tồn tại là trong nước, ổ dịch cúm trên gia cầm vẫn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, những tỉnh có biên giới giáp với Campuchia. Bên cạnh đó, việc phát hiện và xử lý ổ dịch trên gia cầm chưa được triệt để do ý thức khai báo dịch của người dân chưa cao, thói quen chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chăn nuôi vịt chạy đồng rất phổ biến. “Vì vậy, nguy cơ tiếp tục bùng phát các ổ dịch cúm H1N1 hay H5N1 trên các đàn gia cầm, thủy cầm rồi lây bệnh sang người là rất cao nếu lực lượng chức năng không triển khai các biện pháp phòng, chống, kiểm soát và xử lý triệt để các ổ dịch,” ông Phu phân tích. Vì vậy, để phòng chống cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1, Thứ trưởng Long cho hay, thời gian tới Bộ Y tế tiếp tục tăng cường các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp. Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh cũng như bảo đảm an toàn thực phẩm, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh tiêu dung gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ đôn đốc các tỉnh chưa phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh khẩn trương xây dựng các kế hoạch liên ngành phòng, chống các loại dịch cúm. Cụ thể, các tỉnh phải có kế hoạch đầu tư kinh phí kịp thời phục vụ công tác chủ động phòng chống dịch bệnh tiết kiệm và hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới, tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại các cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm xác định các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của virus cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1 trên các đàn gia cầm để xử lý triệt để ổ dịch, cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch lây lan sang người./.
Thùy Giang (Vietnam+)