Ngày 9/2, Cuba đã chính thức tiếp nhận đường cáp quang ngầm nối với Venezuela, cho phép cải thiện dịch vụ viễn thông và tăng tốc độ đường truyền dữ liệu lên 640 GB, gấp 3.000 lần tốc độ hiện nay, đồng thời sẽ giúp giảm đáng kể giá thành dịch vụ Internet của nước này.
Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Tin học và thông tin Cuba Medardo Díaz khẳng định hệ thống cáp quang ngầm này sẽ dỡ bỏ rào cản của cuộc bao vây, cấm vận kinh tế do Mỹ đơn phương áp đặt chống Cuba và là công cụ cho phép Cuba độc lập và tự chủ để phát triển lĩnh vực viễn thông.
Ông Wilfredo Morales, Chủ tịch Công ty Telecomunicaciones Gran Caribe S.A., liên doanh giữa Cuba và Venezuela, nhấn mạnh dự án lắp đặt hệ thống cáp quang ngầm nối hai nước được triển khai đúng tiến độ và dự kiến sẽ đi vào vận hành từ tháng Bảy tới.
Việc triển khai lắp đặt hệ thống cáp quang dưới biển, có chiều dài 1.630km, được thực hiện ngày 22/1 vừa qua từ điểm đầu tại bờ biển thành phố cảng La Guaira, miền Bắc Venezuela. Sau khi nối với Cuba, hệ thống cáp quang này sẽ kéo dài thêm 230km nối với bờ biển Jamaica.
Công ty Alcatel-Lucent của Pháp thực hiện việc kéo hệ thống cáp quang ngầm này dưới biển bằng một rôbốt hiện đại.
Dự án này có số vốn đầu tư lên tới gần 70 triệu USD do Trung Quốc tài trợ. Đây là dự án chiến lược để Cuba phát triển hạ tầng viễn thông, đồng thời chấm dứt sự phụ thuộc vào việc thuê bao các đường truyền vệ tinh với giá thành rất cao để có thể liên lạc với thế giới, do bị Mỹ bao vây, cấm vận.
Hệ thống cáp quang ngầm hiện đại này được đặt ở độ sâu 5.400m và có khả năng kết nối với Nicaragua và Haiti.
Chính sách cấm vận do Mỹ áp đặt đối với Cuba không cho phép bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế nào nối đường cáp quang ngầm tới Cuba, trong khi hệ thống cáp quang giữa Miami, Mỹ và Cancun, Mexico chỉ cách bờ biển thủ đô Havana 32km.
Theo các chuyên gia, nếu không bị Mỹ cấm vận, Cuba chỉ cần đầu tư 500.000 USD để kết nối với đường truyền thông tin liên lạc thế giới.
Mặc dù luôn được đánh giá cao về giáo dục và dân trí trong khu vực, hiện Cuba vẫn chưa có đường truyền Internet tốc độ cao và là quốc gia có tỷ lệ người truy cập Internet thấp nhất Mỹ Latin, chỉ ở mức gần 3%, do chịu những biện pháp cấm vận kinh tế và công nghệ của Mỹ./.
Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Tin học và thông tin Cuba Medardo Díaz khẳng định hệ thống cáp quang ngầm này sẽ dỡ bỏ rào cản của cuộc bao vây, cấm vận kinh tế do Mỹ đơn phương áp đặt chống Cuba và là công cụ cho phép Cuba độc lập và tự chủ để phát triển lĩnh vực viễn thông.
Ông Wilfredo Morales, Chủ tịch Công ty Telecomunicaciones Gran Caribe S.A., liên doanh giữa Cuba và Venezuela, nhấn mạnh dự án lắp đặt hệ thống cáp quang ngầm nối hai nước được triển khai đúng tiến độ và dự kiến sẽ đi vào vận hành từ tháng Bảy tới.
Việc triển khai lắp đặt hệ thống cáp quang dưới biển, có chiều dài 1.630km, được thực hiện ngày 22/1 vừa qua từ điểm đầu tại bờ biển thành phố cảng La Guaira, miền Bắc Venezuela. Sau khi nối với Cuba, hệ thống cáp quang này sẽ kéo dài thêm 230km nối với bờ biển Jamaica.
Công ty Alcatel-Lucent của Pháp thực hiện việc kéo hệ thống cáp quang ngầm này dưới biển bằng một rôbốt hiện đại.
Dự án này có số vốn đầu tư lên tới gần 70 triệu USD do Trung Quốc tài trợ. Đây là dự án chiến lược để Cuba phát triển hạ tầng viễn thông, đồng thời chấm dứt sự phụ thuộc vào việc thuê bao các đường truyền vệ tinh với giá thành rất cao để có thể liên lạc với thế giới, do bị Mỹ bao vây, cấm vận.
Hệ thống cáp quang ngầm hiện đại này được đặt ở độ sâu 5.400m và có khả năng kết nối với Nicaragua và Haiti.
Chính sách cấm vận do Mỹ áp đặt đối với Cuba không cho phép bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế nào nối đường cáp quang ngầm tới Cuba, trong khi hệ thống cáp quang giữa Miami, Mỹ và Cancun, Mexico chỉ cách bờ biển thủ đô Havana 32km.
Theo các chuyên gia, nếu không bị Mỹ cấm vận, Cuba chỉ cần đầu tư 500.000 USD để kết nối với đường truyền thông tin liên lạc thế giới.
Mặc dù luôn được đánh giá cao về giáo dục và dân trí trong khu vực, hiện Cuba vẫn chưa có đường truyền Internet tốc độ cao và là quốc gia có tỷ lệ người truy cập Internet thấp nhất Mỹ Latin, chỉ ở mức gần 3%, do chịu những biện pháp cấm vận kinh tế và công nghệ của Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)