Các nhà khoc học Cuba ngày 24/9 cho biết họ đã kết thúc đợt thử nghiệm lâm sàng thứ 2 loại vắcxin có khả năng chống ung thư tiền liệt tuyến.
Bác sĩ khoa tiết niệu Ranfis Rodriguez cho biết tình trạng sức khỏe của 56 bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt sau khi được tiêm vắcxin Heber Provac tại hai bệnh viện.
Ông Rodriguez, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm kỹ thuật gene và công nghệ sinh học (CIGB) ở thành phố Camaguey, cách Havana 530km về phía Đông, cho biết vắcxin Heber Provac đã làm giảm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) với rất ít hoặc không có hiện tượng sản sinh kích thích tố sinh dục nam, vốn là hormon kích thích tế bào tuyến tiền liệt bị ung thư.
Vắcxin Heber Provac được sử dụng trong các giai đoạn cuối của ung thư tuyến tiền liệt và trước khi bệnh nhân được xạ trị hoặc hóa trị.
Ông Jesus Junco, một chuyên gia khác tại CIGB cho biết vắcxin Heber Provac, được bào chế để chống lại các khối ung thư giai đoạn 3 và 4, sẽ có hiệu quả tương đương hoặc cao hơn so với các biện pháp điều trị tiêu chuẩn trong tương lai.
Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu sự tương tác của vắcxin Heber Provac với những loại thuốc khác và tiến hành so sánh với các loại thuốc và phương pháp điều trị tiêu chuẩn từng sử dụng để chống ung thư tuyến tiền liệt.
Mỗi năm có hơn 2.500 đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt ở Cuba, hầu hết là trên 60 tuổi và 60% các trường hợp bị tử vong./.
Bác sĩ khoa tiết niệu Ranfis Rodriguez cho biết tình trạng sức khỏe của 56 bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt sau khi được tiêm vắcxin Heber Provac tại hai bệnh viện.
Ông Rodriguez, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm kỹ thuật gene và công nghệ sinh học (CIGB) ở thành phố Camaguey, cách Havana 530km về phía Đông, cho biết vắcxin Heber Provac đã làm giảm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) với rất ít hoặc không có hiện tượng sản sinh kích thích tố sinh dục nam, vốn là hormon kích thích tế bào tuyến tiền liệt bị ung thư.
Vắcxin Heber Provac được sử dụng trong các giai đoạn cuối của ung thư tuyến tiền liệt và trước khi bệnh nhân được xạ trị hoặc hóa trị.
Ông Jesus Junco, một chuyên gia khác tại CIGB cho biết vắcxin Heber Provac, được bào chế để chống lại các khối ung thư giai đoạn 3 và 4, sẽ có hiệu quả tương đương hoặc cao hơn so với các biện pháp điều trị tiêu chuẩn trong tương lai.
Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu sự tương tác của vắcxin Heber Provac với những loại thuốc khác và tiến hành so sánh với các loại thuốc và phương pháp điều trị tiêu chuẩn từng sử dụng để chống ung thư tuyến tiền liệt.
Mỗi năm có hơn 2.500 đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt ở Cuba, hầu hết là trên 60 tuổi và 60% các trường hợp bị tử vong./.
Huy Lê (Vietnam+)