Bộ Đầu tư và Ngoại thương Cuba cho biết, số dự án đầu tư nước ngoài tại đảo quốc này đã tăng trong năm 2009, lần tăng đầu tiên kể từ khi chính phủ cho dừng hoạt động của các liên doanh nước ngoài được cho là kém hiệu quả hoặc tham nhũng hồi năm 2003.
Cụ thể, số liên doanh tại Cuba đã tăng từ 211 năm 2008 lên 218 năm 2009, số khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 63 năm 2008 lên 69 năm 2009.
Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Ngoại thương Cuba Rodrigo Malmierca cho biết, nước này hiện có 14 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hợp tác sản xuất (doanh nghiệp mà các nhà đầu tư được nhận một phần lợi nhuận hoặc sản phẩm sau khi sản xuất nhưng không nắm giữ cổ phần) và 46 thỏa thuận đầu tư với các công ty nước ngoài trong đó có các liên doanh dược phẩm tại Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và một số quốc gia khác.
Trong lĩnh vực xây dựng có liên doanh tại Angola, Việt Nam; liên doanh khách sạn tại Trung Quốc và nhiều dự án tại Venezuela.
Đối với các liên doanh trong nước, phần lớn các nhà đầu tư của Cuba là Tây Ban Nha, Canada, Italy và chủ yếu hợp tác trong lĩnh vực du lịch, khai thác dầu, thông tin liên lạc và khai mỏ.
Năm 2003, Chính phủ Cuba đã quyết định đóng cửa 404 liên doanh và 313 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hợp tác sản xuất, trong đó chủ yếu với các nước phương Tây.
Cuba phản đối việc tư nhân hóa và coi việc đầu tư nước ngoài đơn thuần là thành phần "bổ sung" công nghệ, khả năng quản lý, tài chính và thị trường cho nền kinh tế nhà nước.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự tàn phá của các cơn bão nhiệt đới và chính sách cấm vận của Mỹ đã khiến Cuba thiệt hại hàng tỷ USD./.
Cụ thể, số liên doanh tại Cuba đã tăng từ 211 năm 2008 lên 218 năm 2009, số khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 63 năm 2008 lên 69 năm 2009.
Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Ngoại thương Cuba Rodrigo Malmierca cho biết, nước này hiện có 14 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hợp tác sản xuất (doanh nghiệp mà các nhà đầu tư được nhận một phần lợi nhuận hoặc sản phẩm sau khi sản xuất nhưng không nắm giữ cổ phần) và 46 thỏa thuận đầu tư với các công ty nước ngoài trong đó có các liên doanh dược phẩm tại Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và một số quốc gia khác.
Trong lĩnh vực xây dựng có liên doanh tại Angola, Việt Nam; liên doanh khách sạn tại Trung Quốc và nhiều dự án tại Venezuela.
Đối với các liên doanh trong nước, phần lớn các nhà đầu tư của Cuba là Tây Ban Nha, Canada, Italy và chủ yếu hợp tác trong lĩnh vực du lịch, khai thác dầu, thông tin liên lạc và khai mỏ.
Năm 2003, Chính phủ Cuba đã quyết định đóng cửa 404 liên doanh và 313 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hợp tác sản xuất, trong đó chủ yếu với các nước phương Tây.
Cuba phản đối việc tư nhân hóa và coi việc đầu tư nước ngoài đơn thuần là thành phần "bổ sung" công nghệ, khả năng quản lý, tài chính và thị trường cho nền kinh tế nhà nước.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự tàn phá của các cơn bão nhiệt đới và chính sách cấm vận của Mỹ đã khiến Cuba thiệt hại hàng tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)