Nhật báo Granma của Cuba ngày 25/1 đưa tin tổng cộng đã có 632 chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp bị bãi nhiệm trong một chiến dịch toàn quốc nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp quốc đảo vùng Caribe này.
Báo Granma cho biết quyết định trên do Hiệp hội Nông trang quốc gia Cuba (ANAP) thực hiện nhằm cải thiện hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.
Tờ báo dẫn lời ông Felix Gonzalez, Chủ tịch mới được bổ nhiệm của ANAP, nói rằng "một hợp tác xã không thể vận hành tốt nếu người đứng đầu không làm được việc."
Ông Gonzalez cũng nhấn mạnh tới nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của các chủ nhiệm hợp tác xã cho phù hợp với những thay đổi kinh tế đang diễn ra ở Cuba.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Cuba Gustavo Rodriguez, báo cáo cân đối tài chính của các hợp tác xã trong năm 2011 thâm hụt tới 2.112 tỷ peso (88 triệu USD) bất chấp việc hệ thống hợp tác xã được chính phủ ưu tiên phân bổ các khoản tài chính lớn.
Kể từ khi nhậm chức năm 2008, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã gắn việc tăng sản lượng nông nghiệp với vấn đề "an ninh quốc gia" trong bối cảnh quốc đảo bị Mỹ bao vây cấm vận này chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lương thực trong nước mỗi năm và phải nhập khẩu 80% số còn lại, với chi phí lên tới 2 tỷ USD.
Chủ tịch Castro cảnh báo đất nước sẽ không thể duy trì một khoản chi tiêu như vậy cho lương thực nhập khẩu khi giá lương thực, thực phẩm đang gia tăng trên thị trường quốc tế./.
Báo Granma cho biết quyết định trên do Hiệp hội Nông trang quốc gia Cuba (ANAP) thực hiện nhằm cải thiện hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.
Tờ báo dẫn lời ông Felix Gonzalez, Chủ tịch mới được bổ nhiệm của ANAP, nói rằng "một hợp tác xã không thể vận hành tốt nếu người đứng đầu không làm được việc."
Ông Gonzalez cũng nhấn mạnh tới nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của các chủ nhiệm hợp tác xã cho phù hợp với những thay đổi kinh tế đang diễn ra ở Cuba.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Cuba Gustavo Rodriguez, báo cáo cân đối tài chính của các hợp tác xã trong năm 2011 thâm hụt tới 2.112 tỷ peso (88 triệu USD) bất chấp việc hệ thống hợp tác xã được chính phủ ưu tiên phân bổ các khoản tài chính lớn.
Kể từ khi nhậm chức năm 2008, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã gắn việc tăng sản lượng nông nghiệp với vấn đề "an ninh quốc gia" trong bối cảnh quốc đảo bị Mỹ bao vây cấm vận này chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lương thực trong nước mỗi năm và phải nhập khẩu 80% số còn lại, với chi phí lên tới 2 tỷ USD.
Chủ tịch Castro cảnh báo đất nước sẽ không thể duy trì một khoản chi tiêu như vậy cho lương thực nhập khẩu khi giá lương thực, thực phẩm đang gia tăng trên thị trường quốc tế./.
(TTXVN)