Dạo quanh các phố Thái Hà, Chùa Bộc, Cầu Giấy, Tôn Đức Thắng… không khó để tìm kiếm những cửa hàng với biển hiệu giảm giá, thanh lý toàn bộ cửa hàng. Mới nhìn nhiều người sẽ nghĩ đó là quảng cáo khuyến mãi từ trước Tết, tuy nhiên, đó lại là những quảng cáo khuyến mãi kéo dài từ trước Tết đến sau Tết để thu hút khách hàng vì hàng hóa quá ế ẩm.
Tung chiêu thanh lý toàn bộ
Nếu như mọi năm, những biển giảm giá, thanh lý toàn bộ cửa hàng được treo nhan nhản trên đầy các tuyến phố dịp trước Tết thì năm nay, sau Tết, nhu cầu mua sắm giảm dần, các cửa hàng thời trang tiếp tục tung ra những chiêu khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khá đông sự chú ý của người dân.
Các mặt hàng giảm giá hết sức đa dạng về chủng loại: từ hàng Xuân Hè cho đến Thu Đông, áo quần công sở, váy vóc, đầm bầu… Mức giảm phổ biến được các chủ hàng niêm yết là từ 10-50%.
Mức giảm giá của từng sảm phẩm tùy thuộc vào mức độ cũ hay mới, hợp thời trang hay lỗi thời mà được các chủ hàng giảm giá ít, nhiều. Bên cạnh khuyến mãi giảm giá, nhiều shop thời trang còn tung ra các chiêu khuyến mãi hấp dẫn khác như “Mua 1 tặng 1” hay “ Mua 2 tặng 1"...
Sở dĩ các cửa hàng thời trang phải tung ra các chương trình giảm giá mạnh hơn mọi năm là bởi vì khách hàng ngày càng cẩn thận hơn khi lựa chọn các sản phẩm khuyến mãi. Nếu như trước kia, một cửa hàng tiến hành giảm giá chỉ giảm một vài sản phẩm trong cửa hàng đã thu hút được một lượng lớn khách vào xem thì bây giờ, những biển hiệu giảm giá, thanh lý toàn bộ hàng hóa mới đủ sức hấp dẫn khách hàng.
“Nếu như mọi năm tôi chỉ giảm giá nhiều lắm 30% và chỉ giảm một số mặt hàng thì năm nay tôi phải giảm từ 30-50% toàn bộ cửa hàng mà lượng hàng hóa bán ra vẫn không nhiều, đa số chỉ là khách vào xem là chính,” Chị Phương, chủ một cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc than thở.
Một lý do khác khiến các chủ kinh doanh đồng loạt tung ra chiến dịch xả hàng là để thu hồi vốn. Chị Hương, chủ một cửa hàng thời trang trên đường Cầu Giấy cho biết: Thường thì mọi năm, sau Tết sinh viên vẫn có nhu cầu mua sắm quần áo, tuy nhiên năm nay quần áo rất khó bán, hàng bán ra rất chậm nên cửa hàng chị phải thực hiện chính sách giảm giá, trong đó giảm nhiều nhất là những sản phẩm Thu Đông.
“Lượng hàng tồn từ trước Tết vẫn còn nhiều, tôi chưa thể nhập ngay hàng mới, trong khi kinh doanh ngành thời trang rất khó, nếu không nhập hàng mới thường xuyên sẽ mất hết khách nên tôi phải thanh lý, giảm giá để lấy vốn về nhập hàng mới,” chị Hương nói.
Lắm chiêu trò giảm giá
Việc các chủ cửa hàng tung ra những chiêu khuyến mãi lớn đã làm thị trường này nóng lên trông thấy. Những cửa hàng giảm giá nhiều, thanh lý sản phẩm là những nơi thu hút khá đông lượng khách tới xem và mua hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, để mua được một sản phẩm thanh lý ưng ý đối với người mua cũng không phải điều dễ dàng.
Mặc dù rất nhiều cửa hàng có mức giảm giá cao song do giá cả là do các chủ cửa hàng tự niêm yết trên mác mỗi sản phẩm nên khách hàng khó lòng biết mình mua được hàng giảm giá hay chỉ là những mặt hàng được đội giá lên rồi giảm xuống để thu hút khách hàng.
Bạn Lan (Đại học Sư phạm Hà Nội) kể lại: "Sau Tết, thấy nhiều cửa hàng giảm giá 30% nên mình cũng mua một váy tại một cửa chiếc trên đường Cầu Giấy với giá 300.000 đồng. Mình cứ tưởng thế là đã mua được đồ rẻ nhưng hóa tối đi chợ đêm thấy có bán chưa giảm giá có 280.000 đồng, thế là còn bị mua đắt 20.000 đồng."
Theo những người có kinh nghiệm mua sắm hàng thanh lý thì để chọn được một sản phẩm ưng ý với giá rẻ thì cũng tốn khá nhiều công. Bởi lẽ, hàng thanh lý thường là hàng cũ, thậm chí nhiều hàng bị lỗi như: sứt chỉ, đứt cúc hay hỏng khóa… nếu không chú ý kiểm tra cẩn thận rất dễ mất tiền oan.
“Nếu muốn mua hàng thanh lý tôi thường chọn các cửa hàng lớn, có thương hiệu chứ không chọn những cửa hàng nhỏ lẻ. Bởi lẽ các cửa hàng lớn thì giá cố định, không bị đội giá lên rồi giảm giá mà chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn rất nhiều.” Chị Phương, một nhân viên văn phòng làm việc trên phố Thái Thịnh cho biết.
Các chương trình khuyến mãi “Mua 1 tặng 1,” “Mua 2 tặng 1”… cũng đòi hỏi khách hàng phải cẩn thận. Các sản phẩm được tặng thường là các sản phẩm đã cũ hoặc bị lỗi, rất ít cửa hàng khuyến mại sản phẩm đang bán.
“Đối với những khuyến mãi 'Mua 1 tặng 1’ hay ‘Mua 2 tặng 1’ tôi không tin nữa vì thường những sản phẩm được tặng kèm rất xấu, tôi chỉ tin những cửa hàng ghi rõ mua 3 sản phẩm tính tiền 2 sản phẩm giá cao nhất, như thế khuyến mãi rõ ràng mà mình thỏa sức mua sản phẩm mình thích.” Chị Hương Lan (Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Mặc dù các chiêu tăng giá trước khi giảm giá khuyến mãi hoặc chiêu tặng kèm sản phẩm lỗi thời tuy đã khá cũ nhưng đôi khi vẫn hiệu quả với những người “nghiện” mua hàng giảm giá./.
Tung chiêu thanh lý toàn bộ
Nếu như mọi năm, những biển giảm giá, thanh lý toàn bộ cửa hàng được treo nhan nhản trên đầy các tuyến phố dịp trước Tết thì năm nay, sau Tết, nhu cầu mua sắm giảm dần, các cửa hàng thời trang tiếp tục tung ra những chiêu khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khá đông sự chú ý của người dân.
Các mặt hàng giảm giá hết sức đa dạng về chủng loại: từ hàng Xuân Hè cho đến Thu Đông, áo quần công sở, váy vóc, đầm bầu… Mức giảm phổ biến được các chủ hàng niêm yết là từ 10-50%.
Mức giảm giá của từng sảm phẩm tùy thuộc vào mức độ cũ hay mới, hợp thời trang hay lỗi thời mà được các chủ hàng giảm giá ít, nhiều. Bên cạnh khuyến mãi giảm giá, nhiều shop thời trang còn tung ra các chiêu khuyến mãi hấp dẫn khác như “Mua 1 tặng 1” hay “ Mua 2 tặng 1"...
Sở dĩ các cửa hàng thời trang phải tung ra các chương trình giảm giá mạnh hơn mọi năm là bởi vì khách hàng ngày càng cẩn thận hơn khi lựa chọn các sản phẩm khuyến mãi. Nếu như trước kia, một cửa hàng tiến hành giảm giá chỉ giảm một vài sản phẩm trong cửa hàng đã thu hút được một lượng lớn khách vào xem thì bây giờ, những biển hiệu giảm giá, thanh lý toàn bộ hàng hóa mới đủ sức hấp dẫn khách hàng.
“Nếu như mọi năm tôi chỉ giảm giá nhiều lắm 30% và chỉ giảm một số mặt hàng thì năm nay tôi phải giảm từ 30-50% toàn bộ cửa hàng mà lượng hàng hóa bán ra vẫn không nhiều, đa số chỉ là khách vào xem là chính,” Chị Phương, chủ một cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc than thở.
Một lý do khác khiến các chủ kinh doanh đồng loạt tung ra chiến dịch xả hàng là để thu hồi vốn. Chị Hương, chủ một cửa hàng thời trang trên đường Cầu Giấy cho biết: Thường thì mọi năm, sau Tết sinh viên vẫn có nhu cầu mua sắm quần áo, tuy nhiên năm nay quần áo rất khó bán, hàng bán ra rất chậm nên cửa hàng chị phải thực hiện chính sách giảm giá, trong đó giảm nhiều nhất là những sản phẩm Thu Đông.
“Lượng hàng tồn từ trước Tết vẫn còn nhiều, tôi chưa thể nhập ngay hàng mới, trong khi kinh doanh ngành thời trang rất khó, nếu không nhập hàng mới thường xuyên sẽ mất hết khách nên tôi phải thanh lý, giảm giá để lấy vốn về nhập hàng mới,” chị Hương nói.
Lắm chiêu trò giảm giá
Việc các chủ cửa hàng tung ra những chiêu khuyến mãi lớn đã làm thị trường này nóng lên trông thấy. Những cửa hàng giảm giá nhiều, thanh lý sản phẩm là những nơi thu hút khá đông lượng khách tới xem và mua hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, để mua được một sản phẩm thanh lý ưng ý đối với người mua cũng không phải điều dễ dàng.
Mặc dù rất nhiều cửa hàng có mức giảm giá cao song do giá cả là do các chủ cửa hàng tự niêm yết trên mác mỗi sản phẩm nên khách hàng khó lòng biết mình mua được hàng giảm giá hay chỉ là những mặt hàng được đội giá lên rồi giảm xuống để thu hút khách hàng.
Bạn Lan (Đại học Sư phạm Hà Nội) kể lại: "Sau Tết, thấy nhiều cửa hàng giảm giá 30% nên mình cũng mua một váy tại một cửa chiếc trên đường Cầu Giấy với giá 300.000 đồng. Mình cứ tưởng thế là đã mua được đồ rẻ nhưng hóa tối đi chợ đêm thấy có bán chưa giảm giá có 280.000 đồng, thế là còn bị mua đắt 20.000 đồng."
Theo những người có kinh nghiệm mua sắm hàng thanh lý thì để chọn được một sản phẩm ưng ý với giá rẻ thì cũng tốn khá nhiều công. Bởi lẽ, hàng thanh lý thường là hàng cũ, thậm chí nhiều hàng bị lỗi như: sứt chỉ, đứt cúc hay hỏng khóa… nếu không chú ý kiểm tra cẩn thận rất dễ mất tiền oan.
“Nếu muốn mua hàng thanh lý tôi thường chọn các cửa hàng lớn, có thương hiệu chứ không chọn những cửa hàng nhỏ lẻ. Bởi lẽ các cửa hàng lớn thì giá cố định, không bị đội giá lên rồi giảm giá mà chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn rất nhiều.” Chị Phương, một nhân viên văn phòng làm việc trên phố Thái Thịnh cho biết.
Các chương trình khuyến mãi “Mua 1 tặng 1,” “Mua 2 tặng 1”… cũng đòi hỏi khách hàng phải cẩn thận. Các sản phẩm được tặng thường là các sản phẩm đã cũ hoặc bị lỗi, rất ít cửa hàng khuyến mại sản phẩm đang bán.
“Đối với những khuyến mãi 'Mua 1 tặng 1’ hay ‘Mua 2 tặng 1’ tôi không tin nữa vì thường những sản phẩm được tặng kèm rất xấu, tôi chỉ tin những cửa hàng ghi rõ mua 3 sản phẩm tính tiền 2 sản phẩm giá cao nhất, như thế khuyến mãi rõ ràng mà mình thỏa sức mua sản phẩm mình thích.” Chị Hương Lan (Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Mặc dù các chiêu tăng giá trước khi giảm giá khuyến mãi hoặc chiêu tặng kèm sản phẩm lỗi thời tuy đã khá cũ nhưng đôi khi vẫn hiệu quả với những người “nghiện” mua hàng giảm giá./.
Hồng Kiều (Vietnnam+)