Theo kết quả kiểm phiếu chính thức tại 406 trên tổng số 440 điểm bầu cử trong cả nước công bố ngày 7/5, đã có tới 69% cử tri Anh nói "không" với kế hoạch cải cách chế độ bầu cử trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 5/5.
Chỉ có 31% người dân "xứ sở sương mù" ủng hộ chủ trương cải cách này.
Hai nhà lãnh đạo đứng đầu trong chính phủ liên minh đã chia rẽ về kế hoạch cải cách, theo đó chuyển chế độ bầu cử từ "đa số phổ thông đầu phiếu" (FPTP) đã tồn tại trong hơn 50 năm qua sang chế độ "lá phiếu lựa chọn" (AV).
Thủ tướng David Cameron, lãnh đạo đảng Bảo thủ muốn duy trì chế độ FPTP, theo đó, ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất ở khu vực bầu cử của mình sẽ trở thành đại biểu quốc hội, cho dù số phiếu họ nhận được không quá bán.
Trong khi, Phó Thủ tướng Nick Clegg, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do lại ủng hộ chế độ bầu cử AV, theo đó cử tri đánh dấu ứng cử viên mình lựa chọn theo thứ tự ưu tiên và kết quả được phân định bằng việc đếm số phiếu của các ứng cử viên theo thứ tự ưu tiên này. Đặc biệt, người đắc cử theo chế độ AV phải nhận được hơn 50% tổng số phiếu tại khu vực bầu cử của mình.
Đảng Dân chủ Tự do cũng cho rằng việc chuyển chế độ bầu cử quốc hội từ FPTP sang AV là bước ngoặt quan trọng để khôi phục lòng tin vào hệ thống chính trị của Anh và làm cho chế độ chính trị ở nước này công bằng hơn.
Cùng với đảng Dân chủ Tự do, một số đảng khác như Công đảng, đảng Quốc gia Scotland (SNP), đảng Xanh, đảng Độc lập Anh (UKIP) và đảng Sinn Fein ủng hộ chế độ bầu cử AV vì cho rằng thể lệ bầu cử mới có thể làm tăng số lượng đại diện của các đảng này trong quốc hội.
Theo các nhà phân tích, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã phần nào báo hiệu giai đoạn mới, khó khăn hơn đối với chính phủ liên minh vốn đang chật vật do phải đối mặt với những khó khăn kinh tế.
Ước tính, hơn 40% trong số gần 18 triệu cử tri Anh đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về cải cách hệ thống chính trị tại nước này./.
Chỉ có 31% người dân "xứ sở sương mù" ủng hộ chủ trương cải cách này.
Hai nhà lãnh đạo đứng đầu trong chính phủ liên minh đã chia rẽ về kế hoạch cải cách, theo đó chuyển chế độ bầu cử từ "đa số phổ thông đầu phiếu" (FPTP) đã tồn tại trong hơn 50 năm qua sang chế độ "lá phiếu lựa chọn" (AV).
Thủ tướng David Cameron, lãnh đạo đảng Bảo thủ muốn duy trì chế độ FPTP, theo đó, ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất ở khu vực bầu cử của mình sẽ trở thành đại biểu quốc hội, cho dù số phiếu họ nhận được không quá bán.
Trong khi, Phó Thủ tướng Nick Clegg, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do lại ủng hộ chế độ bầu cử AV, theo đó cử tri đánh dấu ứng cử viên mình lựa chọn theo thứ tự ưu tiên và kết quả được phân định bằng việc đếm số phiếu của các ứng cử viên theo thứ tự ưu tiên này. Đặc biệt, người đắc cử theo chế độ AV phải nhận được hơn 50% tổng số phiếu tại khu vực bầu cử của mình.
Đảng Dân chủ Tự do cũng cho rằng việc chuyển chế độ bầu cử quốc hội từ FPTP sang AV là bước ngoặt quan trọng để khôi phục lòng tin vào hệ thống chính trị của Anh và làm cho chế độ chính trị ở nước này công bằng hơn.
Cùng với đảng Dân chủ Tự do, một số đảng khác như Công đảng, đảng Quốc gia Scotland (SNP), đảng Xanh, đảng Độc lập Anh (UKIP) và đảng Sinn Fein ủng hộ chế độ bầu cử AV vì cho rằng thể lệ bầu cử mới có thể làm tăng số lượng đại diện của các đảng này trong quốc hội.
Theo các nhà phân tích, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã phần nào báo hiệu giai đoạn mới, khó khăn hơn đối với chính phủ liên minh vốn đang chật vật do phải đối mặt với những khó khăn kinh tế.
Ước tính, hơn 40% trong số gần 18 triệu cử tri Anh đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về cải cách hệ thống chính trị tại nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)