Ngày 3/1, phó giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, trong đợt khai quật khảo cổ vừa qua tại hang Ngườm Vài thuộc Bản Gải, xã Cần Yên, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, các nhà khoa học Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Cao Bằng đã phát hiện nhiều tài liệu khảo cổ học có giá trị khoa học.
Trong đó đáng chú ý là một số bằng chứng giao lưu, trao đổi của cư dân tiền sử ở Cao Bằng với cư dân miền biển, một hiện tượng hiếm gặp trong các di chỉ khảo cổ tiền sử ở vùng núi.
Trong quá trình khai quật, các nhà khoa học đã tìm thấy một vài mảnh vỏ ốc biển trong vị trí gần sát đáy hố (ốc Cyprea arabica - dân gian quen gọi là ốc tiền). Đây là bằng chứng chắc chắn về mối quan hệ giao lưu trao đổi giữa cư dân tiền sử Cao Bằng với cư dân đương thời vùng biển.
Ở lớp văn hóa sâu 1.3m tại khu vực khảo sát, đoàn cũng đã tìm thấy mảnh sọ của người tiền sử. Đây là dấu tích của chủ nhân văn hóa Ngườm Vài.
Một hiện tượng đáng quan tâm nữa là ở khu vực giữa hang có những khối đá lớn rơi từ trần hang xuống đè lên một phần di chỉ cưtrú. Điều này cho thấy, người tiền sử ở đây sinh sống trong điều kiện vẫn có những chấn động lớn của kiến tạo tự nhiên.
Hang Ngườm Vài phân bố trên sườn núi cao khoảng 40m so với mặt đường giao thông liên huyện nằm phía dưới. Hang quay hướng Tây Bắc, trước cửa hang là một thung lũng lớn, có dòng sông Bản Gải chảy qua ngay gần sát chân hang.
Hang không sâu nhưng rất rộng có diện tích khoảng 500m2 và chia làm hai ngăn có nhiều ánh sáng chiếu vào, mặt hang bằng phẳng và khô, rất thuận tiện cho đời sống sinh hoạt của cư dân tiền sử.
Đoàn khảo sát đã tiến hành đào khai quật 1 hố rộng hơn 20m2 gần khu vực giữa hang. Kết quả bước đầu cho thấy dấu tích của người tiền sử tìm thấy ở mọi nơi trong hang, nhưng khu cư trú chính tập trung ở khu vực gần ngoài cửa hang.
Tầng văn hóa của địa điểm Ngườm Vài với độ dày từ 80cm-90cm, nằm sâu khoảng 50cm so với bề mặt hiện tại, khá thuần nhất, có kết cấu bở rời, được tạo bởi đất á sét màu xám nhạt xen lẫn đá vụn cùng nhiều vỏ ốc sông suối, xương răng động vật và di vật khảo cổ.
Ở khu vực giữa hố có dấu tích của bếp nguyên thủy với tầng than tro cùng nhiều vỏ nhuyễn thể, xương răng động vật có vết nướng cháy và một số hạt quả vứt bỏ vương vãi.
Đoàn khai quật đã thu được hơn 2.000 di vật khảo cổ chủ yếu là di vật đá bao gồm: Công cụ lao động như công cụ mũi nhọn giống như chiếc cuốc tay để đào xới đất; công cụ rìu, dao dùng để chặt đập, công cụ nạo cắt, chày nghiền, mảnh tước…
Đặc trưng nổi bật của các công cụ này là việc sử dụng những mảnh cuội lớn và hòn đá dẹt để chế tác công cụ. Kỹ thuật gia công chế tác đá khá thành thục.
Loại hình công cụ ở đây mang những nét đặc trưng cơ bản của công cụ văn hóa Hòa Bình giai đoạn phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, đoàn khảo sát còn phát hiện được một số rìu mài lưỡi nguyên thủy, bàn mài lõm và dấu mài “Bắc Sơn.” Đây là bằng chứng đầy thuyết phục về sự đổi mới mang tính cách mạng trong kỹ thuật nguyên thủy, từ ghè đẽo thô sơ lên kỹ thuật mài.
Loại đá thổ hoàng - một thứ khoáng chất mầu đỏ thường được người nguyên thủy nghiền ra hòa với nước bôi vào người để trang trí cơ thể cũng được tìm thấy tại khu vực khảo cổ.
Các nhà khoa học còn phát hiện sự có mặt của nhiều mảnh tước, minh chứng cho quá trình chế tác công cụ tại chỗ của người thời xưa. Những chiếc chày nghiền và bàn nghiền là bằng chứng sinh động về việc gia công chế biến thức ăn từ hoa, quả và cây củ của cư dân cổ ở đây.
Một số lượng lớn vỏ ốc suối tìm thấy với những dấu vết bị chặt đuôi chứng tỏ chúng là một bộ phận quan trọng trong nguồn thức ăn của người thời cổ. Xương răng động vật chủ yếu là những loài thú nhỏ, chưa bị hóa thạch.
Bước đầu các nhà khảo cổ cho rằng, Ngườm Vài là một địa điểm cư trú của người nguyên thủy thuộc hệ thống văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn có niên đại khoảng 8.000-9.000 năm cách nay. Hiện công việc nghiên cứu kỹ di tích vẫn đang được tiến hành./.
Trong đó đáng chú ý là một số bằng chứng giao lưu, trao đổi của cư dân tiền sử ở Cao Bằng với cư dân miền biển, một hiện tượng hiếm gặp trong các di chỉ khảo cổ tiền sử ở vùng núi.
Trong quá trình khai quật, các nhà khoa học đã tìm thấy một vài mảnh vỏ ốc biển trong vị trí gần sát đáy hố (ốc Cyprea arabica - dân gian quen gọi là ốc tiền). Đây là bằng chứng chắc chắn về mối quan hệ giao lưu trao đổi giữa cư dân tiền sử Cao Bằng với cư dân đương thời vùng biển.
Ở lớp văn hóa sâu 1.3m tại khu vực khảo sát, đoàn cũng đã tìm thấy mảnh sọ của người tiền sử. Đây là dấu tích của chủ nhân văn hóa Ngườm Vài.
Một hiện tượng đáng quan tâm nữa là ở khu vực giữa hang có những khối đá lớn rơi từ trần hang xuống đè lên một phần di chỉ cưtrú. Điều này cho thấy, người tiền sử ở đây sinh sống trong điều kiện vẫn có những chấn động lớn của kiến tạo tự nhiên.
Hang Ngườm Vài phân bố trên sườn núi cao khoảng 40m so với mặt đường giao thông liên huyện nằm phía dưới. Hang quay hướng Tây Bắc, trước cửa hang là một thung lũng lớn, có dòng sông Bản Gải chảy qua ngay gần sát chân hang.
Hang không sâu nhưng rất rộng có diện tích khoảng 500m2 và chia làm hai ngăn có nhiều ánh sáng chiếu vào, mặt hang bằng phẳng và khô, rất thuận tiện cho đời sống sinh hoạt của cư dân tiền sử.
Đoàn khảo sát đã tiến hành đào khai quật 1 hố rộng hơn 20m2 gần khu vực giữa hang. Kết quả bước đầu cho thấy dấu tích của người tiền sử tìm thấy ở mọi nơi trong hang, nhưng khu cư trú chính tập trung ở khu vực gần ngoài cửa hang.
Tầng văn hóa của địa điểm Ngườm Vài với độ dày từ 80cm-90cm, nằm sâu khoảng 50cm so với bề mặt hiện tại, khá thuần nhất, có kết cấu bở rời, được tạo bởi đất á sét màu xám nhạt xen lẫn đá vụn cùng nhiều vỏ ốc sông suối, xương răng động vật và di vật khảo cổ.
Ở khu vực giữa hố có dấu tích của bếp nguyên thủy với tầng than tro cùng nhiều vỏ nhuyễn thể, xương răng động vật có vết nướng cháy và một số hạt quả vứt bỏ vương vãi.
Đoàn khai quật đã thu được hơn 2.000 di vật khảo cổ chủ yếu là di vật đá bao gồm: Công cụ lao động như công cụ mũi nhọn giống như chiếc cuốc tay để đào xới đất; công cụ rìu, dao dùng để chặt đập, công cụ nạo cắt, chày nghiền, mảnh tước…
Đặc trưng nổi bật của các công cụ này là việc sử dụng những mảnh cuội lớn và hòn đá dẹt để chế tác công cụ. Kỹ thuật gia công chế tác đá khá thành thục.
Loại hình công cụ ở đây mang những nét đặc trưng cơ bản của công cụ văn hóa Hòa Bình giai đoạn phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, đoàn khảo sát còn phát hiện được một số rìu mài lưỡi nguyên thủy, bàn mài lõm và dấu mài “Bắc Sơn.” Đây là bằng chứng đầy thuyết phục về sự đổi mới mang tính cách mạng trong kỹ thuật nguyên thủy, từ ghè đẽo thô sơ lên kỹ thuật mài.
Loại đá thổ hoàng - một thứ khoáng chất mầu đỏ thường được người nguyên thủy nghiền ra hòa với nước bôi vào người để trang trí cơ thể cũng được tìm thấy tại khu vực khảo cổ.
Các nhà khoa học còn phát hiện sự có mặt của nhiều mảnh tước, minh chứng cho quá trình chế tác công cụ tại chỗ của người thời xưa. Những chiếc chày nghiền và bàn nghiền là bằng chứng sinh động về việc gia công chế biến thức ăn từ hoa, quả và cây củ của cư dân cổ ở đây.
Một số lượng lớn vỏ ốc suối tìm thấy với những dấu vết bị chặt đuôi chứng tỏ chúng là một bộ phận quan trọng trong nguồn thức ăn của người thời cổ. Xương răng động vật chủ yếu là những loài thú nhỏ, chưa bị hóa thạch.
Bước đầu các nhà khảo cổ cho rằng, Ngườm Vài là một địa điểm cư trú của người nguyên thủy thuộc hệ thống văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn có niên đại khoảng 8.000-9.000 năm cách nay. Hiện công việc nghiên cứu kỹ di tích vẫn đang được tiến hành./.
Thu Phương (TTXVN)