Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), ông Nicolai Bordyuzha ngày 27/2 cho biết tổ chức này đang tăng cường an ninh biên giới với Afghanistan để chuẩn bị cho việc Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Phát biểu trước báo giới, ông Bordyuzha cho biết mặc dù nhiều nước thành viên NATO đưa ra những tuyên bố lạc quan về tình hình Afghanistan, song trên thực tế, quốc gia Trung Á này đang rơi vào tình trạng an ninh phức tạp và có chiều hướng xấu đi.
Theo ông, Afghanistan đang đối mặt với những vấn đề rất hóc búa như buôn bán ma túy, xung đột vũ trang, an ninh bất ổn..., đặc biệt một số khu vực ở nước này là căn cứ địa của nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan. Sau năm 2014, khi phần lớn binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan, tất cả các vấn đề này càng trở nên đáng lo ngại.
Ông Bordyuzha nhấn mạnh rằng CSTO đã thông qua gói đề xuất nỗ lực tập thể nhằm vô hiệu hóa các nguy cơ và thách thức liên quan đến Afghanistan tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Mátxcơva (Nga) hồi cuối năm ngoái. Theo đó, các nước thành viên sẽ tăng cường bảo vệ biên giới, cải thiện mức độ thiết bị và khả năng hoạt động của các cơ quan chức năng giáp ranh với biên giới Afghanistan như biên phòng, lực lượng vũ trang và cơ quan đặc nhiệm, đồng thời, tăng cường tiềm lực sức mạnh tập thể, trước hết trang bị cho Lực lượng phản ứng nhanh của CSTO nhằm đáp trả mọi mối đe dọa từ Afghanistan.
Bên cạnh đó, CSTO còn áp dụng nhiều biện pháp chính trị, trong đó có kế hoạch phối hợp tác với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để cộng đồng quốc tế "không lãng quên" Afghanistan sau năm 2014.
CSTO là một liên minh quốc tế hiện có 6 thành viên gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan Nga và Tajikistan, được thành lập ngày 15/5/1992 với mục đích chống trả mọi mối đe dọa an ninh từ bên ngoài, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia các nước thành viên, song không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Trong trường hợp xuất hiện mối đe dọa từ bên ngoài đối với bất cứ quốc gia nào, các nước thành viên còn lại có nghĩa vụ trợ giúp mọi mặt, kể cả quân sự. Mối quan hệ chính trị - quân sự giữa các nước thành viên CSTO được ưu tiên hơn so với nước khác. Căn cứ quân sự nước ngoài muốn triển khai trên lãnh thổ các nước CSTO phải được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên./.
Phát biểu trước báo giới, ông Bordyuzha cho biết mặc dù nhiều nước thành viên NATO đưa ra những tuyên bố lạc quan về tình hình Afghanistan, song trên thực tế, quốc gia Trung Á này đang rơi vào tình trạng an ninh phức tạp và có chiều hướng xấu đi.
Theo ông, Afghanistan đang đối mặt với những vấn đề rất hóc búa như buôn bán ma túy, xung đột vũ trang, an ninh bất ổn..., đặc biệt một số khu vực ở nước này là căn cứ địa của nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan. Sau năm 2014, khi phần lớn binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan, tất cả các vấn đề này càng trở nên đáng lo ngại.
Ông Bordyuzha nhấn mạnh rằng CSTO đã thông qua gói đề xuất nỗ lực tập thể nhằm vô hiệu hóa các nguy cơ và thách thức liên quan đến Afghanistan tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Mátxcơva (Nga) hồi cuối năm ngoái. Theo đó, các nước thành viên sẽ tăng cường bảo vệ biên giới, cải thiện mức độ thiết bị và khả năng hoạt động của các cơ quan chức năng giáp ranh với biên giới Afghanistan như biên phòng, lực lượng vũ trang và cơ quan đặc nhiệm, đồng thời, tăng cường tiềm lực sức mạnh tập thể, trước hết trang bị cho Lực lượng phản ứng nhanh của CSTO nhằm đáp trả mọi mối đe dọa từ Afghanistan.
Bên cạnh đó, CSTO còn áp dụng nhiều biện pháp chính trị, trong đó có kế hoạch phối hợp tác với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để cộng đồng quốc tế "không lãng quên" Afghanistan sau năm 2014.
CSTO là một liên minh quốc tế hiện có 6 thành viên gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan Nga và Tajikistan, được thành lập ngày 15/5/1992 với mục đích chống trả mọi mối đe dọa an ninh từ bên ngoài, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia các nước thành viên, song không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Trong trường hợp xuất hiện mối đe dọa từ bên ngoài đối với bất cứ quốc gia nào, các nước thành viên còn lại có nghĩa vụ trợ giúp mọi mặt, kể cả quân sự. Mối quan hệ chính trị - quân sự giữa các nước thành viên CSTO được ưu tiên hơn so với nước khác. Căn cứ quân sự nước ngoài muốn triển khai trên lãnh thổ các nước CSTO phải được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên./.
(TTXVN)