Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPS) của Anh vừa cảnh báo chính phủ nước này "gần như không thể" hoàn thành được mục tiêu xóa bỏ thâm hụt cơ cấu, trong khi Bộ trưởng Tài chính George Osborne cũng sẽ thất bại trong việc kiềm chế mức tăng nợ công trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào năm 2015.
Trong một báo cáo, CPS cho biết ngay sau khi lên nắm quyền năm 2010, chính phủ liên minh đã tuyên bố sẽ xóa bỏ thâm hụt cơ cấu hiện nay trong vòng 5 năm và kiềm chế mức tăng nợ công cho cân đối với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
CPS cho rằng mặc dù chính phủ khẳng định mức thâm hụt đã giảm khoảng 1/4 kể từ năm 2010, nhưng mức thâm hụt được điều chỉnh theo chu kỳ hiện nay - phần mà chính phủ muốn xóa bỏ trong vòng 5 năm - mới chỉ giảm có 13,2% vào cuối tài khóa 2011-2012. Do đó "chính phủ sẽ không thể đạt được những mục tiêu đã đề ra."
Nghiên cứu của CPS cho thấy phần lớn trong mức giảm thâm hụt ngân sách là do cắt giảm chi tiêu đầu tư và tăng thuế hơn là cắt giảm chi tiêu công. Cho đến nay, mới chỉ có 6% việc cắt giảm chi tiêu theo kế hoạch của chính phủ liên minh được thực hiện.
CPS cũng dự báo nợ quốc gia chính thức của Anh sẽ tăng thêm 605 tỷ bảng (970 tỷ USD) trong nhiệm kỳ Quốc hội hiện nay, tương đương với mức tăng từ 53% GDP trong tài khóa 2009-2010 lên tới 76% GDP trong tài khóa 2014-2015 bất chấp mức giảm trong thâm hụt ngân sách.
Báo cáo cũng chỉ rõ những vấn đề của chính phủ càng trở nên trầm trọng hơn khi mà sự khác biệt giữa "thâm hụt" và "nợ" vẫn đang bị nhiều người dân hiểu nhầm.
Một cuộc điều tra dư luận cho thấy 47% người được hỏi ý kiến cho rằng nợ công của nước này sẽ giảm khoảng 600 tỷ bảng trên thực tế vào năm 2015. Chỉ có 39% trong số này nhận thức đúng là thâm hụt ngân sách đã giảm từ năm 2010.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Anh đã bác bỏ những phân tích của CPS. Một phát ngôn viên cho biết: "Đánh giá gần đây nhất của Văn phòng độc lập chịu trách nhiệm về ngân sách (OBR) cho thấy chính phủ vẫn đang đi đúng định hướng để hoàn thành những mục tiêu về nợ công và thâm hụt ngân sách. OBR sẽ cập nhật những dự báo của cơ quan này vào mùa thu năm nay"./.
Trong một báo cáo, CPS cho biết ngay sau khi lên nắm quyền năm 2010, chính phủ liên minh đã tuyên bố sẽ xóa bỏ thâm hụt cơ cấu hiện nay trong vòng 5 năm và kiềm chế mức tăng nợ công cho cân đối với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
CPS cho rằng mặc dù chính phủ khẳng định mức thâm hụt đã giảm khoảng 1/4 kể từ năm 2010, nhưng mức thâm hụt được điều chỉnh theo chu kỳ hiện nay - phần mà chính phủ muốn xóa bỏ trong vòng 5 năm - mới chỉ giảm có 13,2% vào cuối tài khóa 2011-2012. Do đó "chính phủ sẽ không thể đạt được những mục tiêu đã đề ra."
Nghiên cứu của CPS cho thấy phần lớn trong mức giảm thâm hụt ngân sách là do cắt giảm chi tiêu đầu tư và tăng thuế hơn là cắt giảm chi tiêu công. Cho đến nay, mới chỉ có 6% việc cắt giảm chi tiêu theo kế hoạch của chính phủ liên minh được thực hiện.
CPS cũng dự báo nợ quốc gia chính thức của Anh sẽ tăng thêm 605 tỷ bảng (970 tỷ USD) trong nhiệm kỳ Quốc hội hiện nay, tương đương với mức tăng từ 53% GDP trong tài khóa 2009-2010 lên tới 76% GDP trong tài khóa 2014-2015 bất chấp mức giảm trong thâm hụt ngân sách.
Báo cáo cũng chỉ rõ những vấn đề của chính phủ càng trở nên trầm trọng hơn khi mà sự khác biệt giữa "thâm hụt" và "nợ" vẫn đang bị nhiều người dân hiểu nhầm.
Một cuộc điều tra dư luận cho thấy 47% người được hỏi ý kiến cho rằng nợ công của nước này sẽ giảm khoảng 600 tỷ bảng trên thực tế vào năm 2015. Chỉ có 39% trong số này nhận thức đúng là thâm hụt ngân sách đã giảm từ năm 2010.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Anh đã bác bỏ những phân tích của CPS. Một phát ngôn viên cho biết: "Đánh giá gần đây nhất của Văn phòng độc lập chịu trách nhiệm về ngân sách (OBR) cho thấy chính phủ vẫn đang đi đúng định hướng để hoàn thành những mục tiêu về nợ công và thâm hụt ngân sách. OBR sẽ cập nhật những dự báo của cơ quan này vào mùa thu năm nay"./.
Huy Hiệp (TTXVN)