Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/6, CPI tháng 6 tăng 1,09% so với tháng 5; tăng 13,29% so với tháng 12/2010 và tăng 20,82% so với tháng 6/2010.
Với đà tăng đã chậm lại như vậy, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.
CPI tháng 6 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,25-1,79%. Nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,01%.
Dẫn đầu về mức tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,79%; trong đó, thực phẩm tăng 2,47%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,16% và lương thực tăng 0,33%. Tiếp theo là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác với mức tăng là 0,86% do ảnh hưởng của chi phí sinh hoạt tăng; nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,77%. Nhóm đồ uống thuốc lá tăng 0,76% do nhu cầu giải khát mùa hè tăng cao, cộng với giá nguyên liệu đầu vào tăng nên đồ uống không cồn đã tăng 0,93%, rượu bia tăng 0,97%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,72% do ảnh hưởng của giá đầu vào như xăng, điện tăng cao, cộng với tâm lý của người bán hàng tự tăng giá theo các hàng hóa khác. Tiếp theo là các nhóm may mặc mũ nón giày dép tăng 0,62%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56%; giáo dục tăng 0,47%; giao thông tăng 0,39 %.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, mặc dù CPI tháng 6 tăng thấp nhất trong vòng 9 tháng qua nhưng nếu so sánh với các tháng 6 từ năm 1995 đến nay, mức tăng CPI tháng 6/2011 chỉ thua kém mỗi mức tăng bất thường 2,1% của tháng 6/2008.
Vì vậy, việc kiên định trong triển khai các gói giải pháp kiềm chế lạm phát đi kèm với các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, giảm thuế thu nhập cho công nhân viên chức ăn lương sự nghiệp…sẽ góp phần giúp các đối tượng xã hội này giảm thiểu các khó khăn khi giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là thực phẩm chưa thể “hạ nhiệt” như mong muốn.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, lạm phát tính theo năm của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào cuối quí 2 và sau đó giảm dần về mức 15% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ tiêu giữ lạm phát năm 2011 ở mức 15% còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp vẫn lo lắng cho diễn biến giá cả 6 tháng cuối năm bởi lãi suất vay ngân hàng vẫn đứng ở mức cao; giá điện có thể tăng, giá xăng dầu khó dự đoán…sẽ “cộng hưởng” với quy luật tiêu dùng “nóng” trong các tháng cuối năm.
Trong tháng 6, giá vàng trên thị trường tự do đã tăng 0,36% so với tháng 5, đưa giá vàng 6 tháng qua tăng 5,18% so với tháng 12/2010, tăng 38,03% so với bình quân 6 tháng năm 2010.
Ngược chiều với vàng, giá ngoại tệ USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm tới 0,78% so với tháng 5, khiến giá USD tự do 6 tháng đầu năm chỉ tăng 0,24% so với tháng 12/2010 và tăng 10,3% so với bình quân 6 tháng 2010./.
Với đà tăng đã chậm lại như vậy, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.
CPI tháng 6 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,25-1,79%. Nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,01%.
Dẫn đầu về mức tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,79%; trong đó, thực phẩm tăng 2,47%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,16% và lương thực tăng 0,33%. Tiếp theo là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác với mức tăng là 0,86% do ảnh hưởng của chi phí sinh hoạt tăng; nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,77%. Nhóm đồ uống thuốc lá tăng 0,76% do nhu cầu giải khát mùa hè tăng cao, cộng với giá nguyên liệu đầu vào tăng nên đồ uống không cồn đã tăng 0,93%, rượu bia tăng 0,97%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,72% do ảnh hưởng của giá đầu vào như xăng, điện tăng cao, cộng với tâm lý của người bán hàng tự tăng giá theo các hàng hóa khác. Tiếp theo là các nhóm may mặc mũ nón giày dép tăng 0,62%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56%; giáo dục tăng 0,47%; giao thông tăng 0,39 %.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, mặc dù CPI tháng 6 tăng thấp nhất trong vòng 9 tháng qua nhưng nếu so sánh với các tháng 6 từ năm 1995 đến nay, mức tăng CPI tháng 6/2011 chỉ thua kém mỗi mức tăng bất thường 2,1% của tháng 6/2008.
Vì vậy, việc kiên định trong triển khai các gói giải pháp kiềm chế lạm phát đi kèm với các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, giảm thuế thu nhập cho công nhân viên chức ăn lương sự nghiệp…sẽ góp phần giúp các đối tượng xã hội này giảm thiểu các khó khăn khi giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là thực phẩm chưa thể “hạ nhiệt” như mong muốn.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, lạm phát tính theo năm của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào cuối quí 2 và sau đó giảm dần về mức 15% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ tiêu giữ lạm phát năm 2011 ở mức 15% còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp vẫn lo lắng cho diễn biến giá cả 6 tháng cuối năm bởi lãi suất vay ngân hàng vẫn đứng ở mức cao; giá điện có thể tăng, giá xăng dầu khó dự đoán…sẽ “cộng hưởng” với quy luật tiêu dùng “nóng” trong các tháng cuối năm.
Trong tháng 6, giá vàng trên thị trường tự do đã tăng 0,36% so với tháng 5, đưa giá vàng 6 tháng qua tăng 5,18% so với tháng 12/2010, tăng 38,03% so với bình quân 6 tháng năm 2010.
Ngược chiều với vàng, giá ngoại tệ USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm tới 0,78% so với tháng 5, khiến giá USD tự do 6 tháng đầu năm chỉ tăng 0,24% so với tháng 12/2010 và tăng 10,3% so với bình quân 6 tháng 2010./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)