Ngày 20/1, ông Nguyễn Đức Trí, Cục phó Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong tháng 1/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố có mức tăng 1,01% so với tháng trước.
Trong tháng giáp Tết Nguyên đán này, giá hầu hết các nhóm hàng đều tăng so tháng trước, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,35%, nhóm nhà ở-điện nước-chất đốt-vật liệu xây dựng tăng 2,21%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,06%, nhóm may mặc-mũ nón-giày dép tăng 0,93%, nhóm giao thông tăng 0,82%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,84%. Các nhóm còn lại tăng nhẹ hoặc không biến động.
Các chuyên gia thị trường nhận định ở nhóm hàng ăn sau khi đã tăng cao ở tháng trước, tháng này lại tiếp tục tăng, trong đó nhóm lương thức tăng 1,11%, giá gạo tẻ thường tăng nhẹ (+1%), giá gạo nếp tăng mạnh (+2,07%), còn giá gạo ngon tăng rất nhẹ (+0,21%).
Tại thời điểm hiện nay, các cửa hàng đã cơ bản chuẩn bị xong nguồn hàng cho nhu cầu tiêu dùng Tết, lượng gạo về dồi dào, tình hình tiêu thụ chậm, giá gạo thường hiện tại không tăng và có giảm nhẹ (400-600 đồng/kg) so với mấy ngày trước đây.
Nhóm thực phẩm tăng 1,21% so với tháng trước, trong đó gia súc tươi sống tăng 1,11%, gia cầm tươi sống tăng 3,12%, thịt chế biến tăng 1,22%, thủy hải sản tươi sống tăng 2,10%. Do là tháng giáp Tết nên hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều tăng. Hiện nay lượng sữa, trứng, đường, đậu tập trung về các chợ đầu mối tăng, sức mua cũng có xu hướng tăng mạnh và tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng ở một số mặt hàng như sắt thép, cát, đá xây dựng và các dịch vụ sửa chữa nhà. Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng khá, đây cũng là hiện tượng bình thường của tháng trước Tết.
Giá hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ, nhưng cũng có một số mặt hàng giảm nhẹ như hàng điện lạnh, hàng gia dụng do các cửa hàng cạnh tranh và đẩy mạnh bán ra dịp cuối năm.
Nhìn chung mức độ tăng giá của tháng 1/2011 thấp hơn tháng 1/2010 là do sự tác động liên tục và mạnh mẽ của chương trình bình ổn giá của thành phố trong việc bảo đảm giá 9 mặt hàng thiết yếu.
Tác động rõ nét nhất của chương trình ở tháng giáp Tết năm nay là giá cả không tăng đột biến như năm 2010, mức độ tăng giá ở mức hợp lý và chấp nhận được. Điều này cho thấy chương trình bình ổn thị trường đạt được một số kết quả nhất định, đã tác động đến thị trường và góp phần ổn định giá cả trên địa bàn thành phố./.
Trong tháng giáp Tết Nguyên đán này, giá hầu hết các nhóm hàng đều tăng so tháng trước, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,35%, nhóm nhà ở-điện nước-chất đốt-vật liệu xây dựng tăng 2,21%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,06%, nhóm may mặc-mũ nón-giày dép tăng 0,93%, nhóm giao thông tăng 0,82%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,84%. Các nhóm còn lại tăng nhẹ hoặc không biến động.
Các chuyên gia thị trường nhận định ở nhóm hàng ăn sau khi đã tăng cao ở tháng trước, tháng này lại tiếp tục tăng, trong đó nhóm lương thức tăng 1,11%, giá gạo tẻ thường tăng nhẹ (+1%), giá gạo nếp tăng mạnh (+2,07%), còn giá gạo ngon tăng rất nhẹ (+0,21%).
Tại thời điểm hiện nay, các cửa hàng đã cơ bản chuẩn bị xong nguồn hàng cho nhu cầu tiêu dùng Tết, lượng gạo về dồi dào, tình hình tiêu thụ chậm, giá gạo thường hiện tại không tăng và có giảm nhẹ (400-600 đồng/kg) so với mấy ngày trước đây.
Nhóm thực phẩm tăng 1,21% so với tháng trước, trong đó gia súc tươi sống tăng 1,11%, gia cầm tươi sống tăng 3,12%, thịt chế biến tăng 1,22%, thủy hải sản tươi sống tăng 2,10%. Do là tháng giáp Tết nên hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều tăng. Hiện nay lượng sữa, trứng, đường, đậu tập trung về các chợ đầu mối tăng, sức mua cũng có xu hướng tăng mạnh và tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng ở một số mặt hàng như sắt thép, cát, đá xây dựng và các dịch vụ sửa chữa nhà. Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng khá, đây cũng là hiện tượng bình thường của tháng trước Tết.
Giá hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ, nhưng cũng có một số mặt hàng giảm nhẹ như hàng điện lạnh, hàng gia dụng do các cửa hàng cạnh tranh và đẩy mạnh bán ra dịp cuối năm.
Nhìn chung mức độ tăng giá của tháng 1/2011 thấp hơn tháng 1/2010 là do sự tác động liên tục và mạnh mẽ của chương trình bình ổn giá của thành phố trong việc bảo đảm giá 9 mặt hàng thiết yếu.
Tác động rõ nét nhất của chương trình ở tháng giáp Tết năm nay là giá cả không tăng đột biến như năm 2010, mức độ tăng giá ở mức hợp lý và chấp nhận được. Điều này cho thấy chương trình bình ổn thị trường đạt được một số kết quả nhất định, đã tác động đến thị trường và góp phần ổn định giá cả trên địa bàn thành phố./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)