Trong buổi họp báo tối 1/4 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định thông tin cho rằng trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của đất nước có thể lên đến 8-9% chỉ là thông tin mang tính cảnh báo; chưa xảy ra trên thực tế.
Nhằm tránh tình trạng này, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều biện pháp để kiềm chế sự gia tăng của giá cả.
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngay sau phiên thường kỳ tháng 3, Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn tất dự thảo và sớm ban hành Nghị quyết về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại và bảo đảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2010.
Giải thích về tình trạng mất cân đối xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nêu rõ, từ đầu năm đến nay, do giá cả nhiều mặt hàng tăng mạnh đã góp phần đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng theo. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ dầu thô xuất khẩu cũng kéo thấp tỷ trọng xuất khẩu của cả nước.
Không tán thành với việc nhập khẩu hàng tiêu dùng đắt tiền, xa xỉ, ông Biên dẫn chứng chỉ riêng việc nhập các thiết bị kỹ thuật phục vụ công nghệ viễn thông 3G và mới đây là loại điện thoại cao cấp để ứng dụng 3G của các nhà mạng với số tiền rất lớn cũng là một trong những nguyên nhân kích thích tình trạng nhập siêu của nền kinh tế.
Ngoài ra, chính tâm lý nghĩ rằng hàng hóa đã tăng giá của người mua, của các thông tin trên báo chí cũng dễ gây nên các phản ứng dây chuyền, góp phần thúc đẩy sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng, ông Biên khẳng định.
Liên quan đến các chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với thị trường xăng, dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết cuối ngày 1/4, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.
Văn bản này yêu cầu trong điều kiện giá xăng dầu thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp không được tăng giá xăng dầu nhưng được sử dụng quỹ bình ổn giá để cân đối kinh doanh.
Bộ cũng quy định nếu giá xăng dầu thế giới giảm, doanh nghiệp cũng phải giảm giá; trường hợp ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải báo cáo tiến độ trước khi tăng giá để Chính phủ có biện pháp xử lý phù hợp./.
Nhằm tránh tình trạng này, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều biện pháp để kiềm chế sự gia tăng của giá cả.
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngay sau phiên thường kỳ tháng 3, Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn tất dự thảo và sớm ban hành Nghị quyết về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại và bảo đảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2010.
Giải thích về tình trạng mất cân đối xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nêu rõ, từ đầu năm đến nay, do giá cả nhiều mặt hàng tăng mạnh đã góp phần đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng theo. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ dầu thô xuất khẩu cũng kéo thấp tỷ trọng xuất khẩu của cả nước.
Không tán thành với việc nhập khẩu hàng tiêu dùng đắt tiền, xa xỉ, ông Biên dẫn chứng chỉ riêng việc nhập các thiết bị kỹ thuật phục vụ công nghệ viễn thông 3G và mới đây là loại điện thoại cao cấp để ứng dụng 3G của các nhà mạng với số tiền rất lớn cũng là một trong những nguyên nhân kích thích tình trạng nhập siêu của nền kinh tế.
Ngoài ra, chính tâm lý nghĩ rằng hàng hóa đã tăng giá của người mua, của các thông tin trên báo chí cũng dễ gây nên các phản ứng dây chuyền, góp phần thúc đẩy sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng, ông Biên khẳng định.
Liên quan đến các chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với thị trường xăng, dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết cuối ngày 1/4, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.
Văn bản này yêu cầu trong điều kiện giá xăng dầu thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp không được tăng giá xăng dầu nhưng được sử dụng quỹ bình ổn giá để cân đối kinh doanh.
Bộ cũng quy định nếu giá xăng dầu thế giới giảm, doanh nghiệp cũng phải giảm giá; trường hợp ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải báo cáo tiến độ trước khi tăng giá để Chính phủ có biện pháp xử lý phù hợp./.
Quang Vũ (Vietnam+)