Ngày 24/5, Tổng cục Thống kê đã công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 giảm 0,06% so với tháng trước, song vẫn tăng 6,36% so với tháng 5/2012.
Mức giảm nhẹ này đã khiến CPI năm tháng qua chỉ tăng 2,35% so với tháng 12/2012 và tăng 6,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã tăng ở 7/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung, với mức tăng từ 0,02-1,58%. Trong đó, tăng cao nhất vẫn là nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng thấp nhất là nhóm giáo dục.
Đáng chú ý, trong tháng 5 có đợt nghỉ lễ kéo dài song nhu cầu về tiêu dùng trong xã hội vẫn khá ảm đạm, do đó nhiều nhóm hàng thiết yếu đã giảm giá. Cụ thể, CPI tháng 5 tại nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,35%.
Trung tuần tháng 5, mặc dù Ngân hàng nhà Nước đã chính thức “bơm” ra gói hỗ trợ tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng, song thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, thể hiện ở nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã giảm 0,53%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc giảm giá bán xăng dầu vào ngày 18/4 và 26/4 đã làm chỉ số giá xăng dầu tháng 5 giảm 1,69% và giúp cho CPI chung giảm 0,04%. Cùng với xăng dầu, giá LPG hóa lỏng (gas) cũng giảm tới 4,84% do giá gas thế giới giảm tác động đáng kể kéo CPI chung đi xuống.
Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã giảm tổng cộng 5 đợt với mức giảm 40.000 đồng -55.000 đồng/bình 12kg giúp giá gas trong nước hiện dao động từ 340.000đ- 370.000đ/bình 12kg tùy theo từng hãng.
Bên cạnh đó, trong tháng 5, giá vàng quốc tế đã có đợt giảm mạnh đã tác động giá vàng trong nước giảm theo với mức 4,62%. Trái với sự biến động của vàng, chỉ số giá USD trên thị trường lại tăng 0,21%, tuy nhiên giá USD liên ngân hàng được giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD.
Xét trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng lạm phát thấp là cơ hội tốt để tạo dư địa cho chính sách kinh tế./.
Mức giảm nhẹ này đã khiến CPI năm tháng qua chỉ tăng 2,35% so với tháng 12/2012 và tăng 6,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã tăng ở 7/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung, với mức tăng từ 0,02-1,58%. Trong đó, tăng cao nhất vẫn là nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng thấp nhất là nhóm giáo dục.
Đáng chú ý, trong tháng 5 có đợt nghỉ lễ kéo dài song nhu cầu về tiêu dùng trong xã hội vẫn khá ảm đạm, do đó nhiều nhóm hàng thiết yếu đã giảm giá. Cụ thể, CPI tháng 5 tại nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,35%.
Trung tuần tháng 5, mặc dù Ngân hàng nhà Nước đã chính thức “bơm” ra gói hỗ trợ tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng, song thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, thể hiện ở nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã giảm 0,53%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc giảm giá bán xăng dầu vào ngày 18/4 và 26/4 đã làm chỉ số giá xăng dầu tháng 5 giảm 1,69% và giúp cho CPI chung giảm 0,04%. Cùng với xăng dầu, giá LPG hóa lỏng (gas) cũng giảm tới 4,84% do giá gas thế giới giảm tác động đáng kể kéo CPI chung đi xuống.
Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã giảm tổng cộng 5 đợt với mức giảm 40.000 đồng -55.000 đồng/bình 12kg giúp giá gas trong nước hiện dao động từ 340.000đ- 370.000đ/bình 12kg tùy theo từng hãng.
Bên cạnh đó, trong tháng 5, giá vàng quốc tế đã có đợt giảm mạnh đã tác động giá vàng trong nước giảm theo với mức 4,62%. Trái với sự biến động của vàng, chỉ số giá USD trên thị trường lại tăng 0,21%, tuy nhiên giá USD liên ngân hàng được giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD.
Xét trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng lạm phát thấp là cơ hội tốt để tạo dư địa cho chính sách kinh tế./.
Linh Chi (Vietnam+)