Tại cuộc họp kín chiều ngày 15/9 tại Phnom Penh giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, hai bên đã đồng ý về mặt nguyên tắc cùng hợp tác để giải quyết các bất đồng, tranh chấp một cách hòa bình, cùng có lợi, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng, vì sự ổn định của khu vực và quốc tế.
Trả lời báo chí sau cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Hor Namhong cho biết về vấn đề tranh chấp khu vực xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, Thủ tướng Hun Sen đề nghị hai bên chấp hành phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ngày 18/8 về việc rút quân đội hai bên khỏi khu vực xung quanh ngôi đền để nơi này trở thành khu phi quân sự tạm thời, với sự giám sát của các quan sát viên Indonesia.
Ông Hun Sen nói rằng sau khi tiến trình rút quân được hoàn tất, hai bên sẽ tiến hành đàm phán trên cơ sở phán quyết của ICJ năm 1962 về chủ quyền đối với ngôi đền.
Về việc cùng hợp tác khai thác dầu khí giữa hai bên tại vùng chồng lấn trên biển giữa hai nước, ông Hun Sen cho biết trước đây Phó Thủ tướng Campuchia Sok An và cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Suthep Thangsuban đã hội đàm kín ở Hong Kong và Côn Minh (Trung Quốc) về vấn đề này. Nhưng do chính phủ cũ ở Thái Lan không tiếp tục hợp tác, nên nay hai bên cần phải tiếp tục đàm phán trên cở sở hợp lý và cùng có lợi.
Theo ông Hor Namhong, đối với đề nghị của bà Yingluck về việc phóng thích hai nhà hoạt động phe Áo Vàng ở Thái Lan bị Campuchia kết án 7 năm tù năm ngoái vì tội do thám, ông Hun Sen nói rằng theo luật pháp của Campuchia, tù nhân phải thụ án 2/3 thời gian mới được xem xét giảm án, vì vậy Campuchia chưa thể phóng thích ngay.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen cho biết để thúc đẩy quan hệ bình thường giữa hai nước, Campuchia sẽ xem xét để giảm án tối đa cho hai người này trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Hun Sen đã đề nghị phía Thái Lan thực hiện thỏa thuận về thị thực giữa bốn nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Lào, để tạo điều kiện cho hoạt động du lịch và hợp tác phát triển kinh tế. Ông Hun Sen đề nghị hai nước sớm nối lại các cuộc đàm phán các cấp, trước hết là Ủy ban chung về biên giới giữa hai nước, để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa Campuchia và Thái Lan.
Sau cuộc hội đàm, bà Yingluck sẽ yết kiến Quốc vương Campuchia Shihamoni và trở về nước vào tối cùng ngày.
Đây là chuyến thăm Campuchia lần đầu tiên của bà Yingluck trên cương vị Thủ tướng Thái Lan sau khi đảng Puea Thái do bà lãnh đạo giành thắng lợi áp đảo tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/7/2001.
Nhiều nhà phân tích chính trường tại Phnom Penh nhận định đây là một bước ngoặt trong sự phát triển quan hệ giữa hai nước, trong bối cảnh tranh chấp liên quan ngôi đền cổ Preah Vihear ở biên giới từ tháng 7/2008 đã dẫn đến các cuộc đụng độ làm thiệt mạng nhiều người của cả hai bên./.
Trả lời báo chí sau cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Hor Namhong cho biết về vấn đề tranh chấp khu vực xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, Thủ tướng Hun Sen đề nghị hai bên chấp hành phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ngày 18/8 về việc rút quân đội hai bên khỏi khu vực xung quanh ngôi đền để nơi này trở thành khu phi quân sự tạm thời, với sự giám sát của các quan sát viên Indonesia.
Ông Hun Sen nói rằng sau khi tiến trình rút quân được hoàn tất, hai bên sẽ tiến hành đàm phán trên cơ sở phán quyết của ICJ năm 1962 về chủ quyền đối với ngôi đền.
Về việc cùng hợp tác khai thác dầu khí giữa hai bên tại vùng chồng lấn trên biển giữa hai nước, ông Hun Sen cho biết trước đây Phó Thủ tướng Campuchia Sok An và cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Suthep Thangsuban đã hội đàm kín ở Hong Kong và Côn Minh (Trung Quốc) về vấn đề này. Nhưng do chính phủ cũ ở Thái Lan không tiếp tục hợp tác, nên nay hai bên cần phải tiếp tục đàm phán trên cở sở hợp lý và cùng có lợi.
Theo ông Hor Namhong, đối với đề nghị của bà Yingluck về việc phóng thích hai nhà hoạt động phe Áo Vàng ở Thái Lan bị Campuchia kết án 7 năm tù năm ngoái vì tội do thám, ông Hun Sen nói rằng theo luật pháp của Campuchia, tù nhân phải thụ án 2/3 thời gian mới được xem xét giảm án, vì vậy Campuchia chưa thể phóng thích ngay.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen cho biết để thúc đẩy quan hệ bình thường giữa hai nước, Campuchia sẽ xem xét để giảm án tối đa cho hai người này trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Hun Sen đã đề nghị phía Thái Lan thực hiện thỏa thuận về thị thực giữa bốn nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Lào, để tạo điều kiện cho hoạt động du lịch và hợp tác phát triển kinh tế. Ông Hun Sen đề nghị hai nước sớm nối lại các cuộc đàm phán các cấp, trước hết là Ủy ban chung về biên giới giữa hai nước, để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa Campuchia và Thái Lan.
Sau cuộc hội đàm, bà Yingluck sẽ yết kiến Quốc vương Campuchia Shihamoni và trở về nước vào tối cùng ngày.
Đây là chuyến thăm Campuchia lần đầu tiên của bà Yingluck trên cương vị Thủ tướng Thái Lan sau khi đảng Puea Thái do bà lãnh đạo giành thắng lợi áp đảo tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/7/2001.
Nhiều nhà phân tích chính trường tại Phnom Penh nhận định đây là một bước ngoặt trong sự phát triển quan hệ giữa hai nước, trong bối cảnh tranh chấp liên quan ngôi đền cổ Preah Vihear ở biên giới từ tháng 7/2008 đã dẫn đến các cuộc đụng độ làm thiệt mạng nhiều người của cả hai bên./.
(TTXVN/Vietnam+)