Theo phóng viên Vietnam+ tại Nhật Bản, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 16/5 cho biết nguyên nhân cột điện nối đường dây tiếp điện cho nhà máy bị đổ là do sụt cát sau động đất.
Theo báo cáo của TEPCO gửi Viện An toàn Năng lượng Hạt nhan Nhật Bản (NISA), tháp điện bị đổ nằm ở khu vực phía Tây nhà máy. Cột điện này không trực tiếp bị đổ do dao động của mặt đất, mà nguyên nhân được xác định là do đất dưới móng cột bị nứt gây đổ.
Ngoài ra, các hệ thống điện nguồn khác cũng bị ngập nước sau khi sóng thần xâm nhập vào khuôn viên nhà máy gây hư hại nặng cho nhà biến áp.
TEPCO cho biết đã từng tính toán đến biện pháp chống động đất mới tại các lò phản ứng số 2, 3 và 5 của Fukushima 1 vào năm 2006, trong khi lò phản ứng số 1 cũng có đặt ra giả thiết chống động đất theo chu kỳ.
Tuy nhiên, dao động đo được ở độ sâu 200m dưới lòng đất nhỏ hơn so với giả thiết, nên từ nay TEPCO sẽ tiến hành phân tích nguyên lý truyền động trên mặt đất cũng như ảnh hưởng của dao động đối với máy đo địa chấn.
Ngoài ra, hoạt động ghi dữ liệu của máy đo địa chấn tại hai nhà máy điện Fukushima 1 và 2 đã bị gián đoạn trong khoảng 2 phút. Đó cũng là lý do khiến NISA chỉ thị các công ty điện lực kiểm tra lại tình trạng máy đo địa chấn tại tất cả các nhà máy điện trên cả nước.
Hoạt động ghi dữ liệu của máy đo địa chấn bị gián đoạn mất 130-150 giây tại bảy địa điểm của nhà máy Fukushima 1 và 11 địa điểm của Fukushima 2.
Về hiện tượng này, TEPCO cho rằng phần mềm của thiết bị lưu dữ liệu đã bị trục trặc và không ứng phó kịp với dao động lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, TEPCO khẳng định ảnh ưởng của việc gián đoạn này tới độ chính xác của kết quả phân tích là không đáng kể./.
Theo báo cáo của TEPCO gửi Viện An toàn Năng lượng Hạt nhan Nhật Bản (NISA), tháp điện bị đổ nằm ở khu vực phía Tây nhà máy. Cột điện này không trực tiếp bị đổ do dao động của mặt đất, mà nguyên nhân được xác định là do đất dưới móng cột bị nứt gây đổ.
Ngoài ra, các hệ thống điện nguồn khác cũng bị ngập nước sau khi sóng thần xâm nhập vào khuôn viên nhà máy gây hư hại nặng cho nhà biến áp.
TEPCO cho biết đã từng tính toán đến biện pháp chống động đất mới tại các lò phản ứng số 2, 3 và 5 của Fukushima 1 vào năm 2006, trong khi lò phản ứng số 1 cũng có đặt ra giả thiết chống động đất theo chu kỳ.
Tuy nhiên, dao động đo được ở độ sâu 200m dưới lòng đất nhỏ hơn so với giả thiết, nên từ nay TEPCO sẽ tiến hành phân tích nguyên lý truyền động trên mặt đất cũng như ảnh hưởng của dao động đối với máy đo địa chấn.
Ngoài ra, hoạt động ghi dữ liệu của máy đo địa chấn tại hai nhà máy điện Fukushima 1 và 2 đã bị gián đoạn trong khoảng 2 phút. Đó cũng là lý do khiến NISA chỉ thị các công ty điện lực kiểm tra lại tình trạng máy đo địa chấn tại tất cả các nhà máy điện trên cả nước.
Hoạt động ghi dữ liệu của máy đo địa chấn bị gián đoạn mất 130-150 giây tại bảy địa điểm của nhà máy Fukushima 1 và 11 địa điểm của Fukushima 2.
Về hiện tượng này, TEPCO cho rằng phần mềm của thiết bị lưu dữ liệu đã bị trục trặc và không ứng phó kịp với dao động lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, TEPCO khẳng định ảnh ưởng của việc gián đoạn này tới độ chính xác của kết quả phân tích là không đáng kể./.
Cao Phong (Vietnam+)