Tổng thống Costa Rica, Laura Chinchilla, ngày 14/8 đã triệu đại sứ tại Nicaragua về nước để “tham khảo ý kiến” sau khi Tổng thống nước này, Daniel Ortega, tuyên bố Nicaragua có thể đòi chủ quyền đối với tỉnh Guanacaste của Costa Rica.
Phát biểu với các nhà báo, bà Chinchilla cho biết ngay trong ngày 14/8 bà sẽ gặp Đại sứ Costa Rica tại Nicaragua, Javier Sancho, và Ngoại trưởng Enrique Castillo để cân nhắc các hành động mà San Jose sẽ đưa ra.
Bà Chinchilla nói Costa Rica cảm thấy “phẫn nộ” với phát biểu của Tổng thống Ortega và sẽ gửi công hàm phản đối chính phủ Nicaragua.
Tỉnh Guanacaste bên bờ Thái Bình Dương là một trong những điểm đến du lịch quan trọng của Costa Rica. Tỉnh được sáp nhập vào Costa Rica năm 1824. Tỉnh rộng trên 10.000km2 và hiện có khoảng 280.000 dân. Theo các nhà sử học Costa Rica, vùng đất này trước đây không thuộc nước nào.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm thành lập Hải quân Nicaragua ngày 13/8, ông Ortega tuyên bố nước này có thể kiện Costa Rica lên Tòa án công lý quốc tế (ICJ) tại La Hay (Hà Lan) để đòi chủ quyền đối với vùng Nicoya và Guanacaste mà theo ông Nicaragua phải nhượng cho Costa Rica, trong bối cảnh Nicaragua phải đương đầu với chính sách bành trướng của Mỹ hồi đầu thế kỷ 19.
Tổng thống Ortega cho biết Nicaragua sẵn sàng đối thoại về vấn đề này, thế nhưng nếu Costa Rica tiếp tục phớt lờ thì không còn con đường nào khác là đưa vấn đề ra tòa giải quyết. Theo ông, Nicaragua có bằng chứng về chủ quyền đối với vùng Nicoya và Guanacaste.
Tháng trước, Costa Rica đã tố Nicaragua đàm phán với các công ty của Mỹ và Tây Ban Nha tìm kiếm dầu khí tại vùng biển Thái Bình Dương và vùng biển Caribe mà Costa Rica cho là thuộc chủ quyền của mình hoặc tại những vùng chưa được phân định ranh giới, tuy nhiên Managua đã bác bỏ cáo buộc này.
Năm 2001, Nicaragua đã đưa tranh chấp biển đảo với Colombia lên ICJ và tháng 11/2012 tòa đã ra phán quyết, cho phép Nicaragua có thêm hơn 90.000km2 tại vùng biển Caribe.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 13/8, Quốc hội Nicaragua đã thông qua nghị quyết ủng hộ chính phủ trong việc đề nghị mở rộng thềm lục địa từ 200 hải lý hiện nay lên 350 hải lý tại vùng tây nam của biển Caribe. Đề nghị trên đã được trình tháng 4/2010 lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc./.
Phát biểu với các nhà báo, bà Chinchilla cho biết ngay trong ngày 14/8 bà sẽ gặp Đại sứ Costa Rica tại Nicaragua, Javier Sancho, và Ngoại trưởng Enrique Castillo để cân nhắc các hành động mà San Jose sẽ đưa ra.
Bà Chinchilla nói Costa Rica cảm thấy “phẫn nộ” với phát biểu của Tổng thống Ortega và sẽ gửi công hàm phản đối chính phủ Nicaragua.
Tỉnh Guanacaste bên bờ Thái Bình Dương là một trong những điểm đến du lịch quan trọng của Costa Rica. Tỉnh được sáp nhập vào Costa Rica năm 1824. Tỉnh rộng trên 10.000km2 và hiện có khoảng 280.000 dân. Theo các nhà sử học Costa Rica, vùng đất này trước đây không thuộc nước nào.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm thành lập Hải quân Nicaragua ngày 13/8, ông Ortega tuyên bố nước này có thể kiện Costa Rica lên Tòa án công lý quốc tế (ICJ) tại La Hay (Hà Lan) để đòi chủ quyền đối với vùng Nicoya và Guanacaste mà theo ông Nicaragua phải nhượng cho Costa Rica, trong bối cảnh Nicaragua phải đương đầu với chính sách bành trướng của Mỹ hồi đầu thế kỷ 19.
Tổng thống Ortega cho biết Nicaragua sẵn sàng đối thoại về vấn đề này, thế nhưng nếu Costa Rica tiếp tục phớt lờ thì không còn con đường nào khác là đưa vấn đề ra tòa giải quyết. Theo ông, Nicaragua có bằng chứng về chủ quyền đối với vùng Nicoya và Guanacaste.
Tháng trước, Costa Rica đã tố Nicaragua đàm phán với các công ty của Mỹ và Tây Ban Nha tìm kiếm dầu khí tại vùng biển Thái Bình Dương và vùng biển Caribe mà Costa Rica cho là thuộc chủ quyền của mình hoặc tại những vùng chưa được phân định ranh giới, tuy nhiên Managua đã bác bỏ cáo buộc này.
Năm 2001, Nicaragua đã đưa tranh chấp biển đảo với Colombia lên ICJ và tháng 11/2012 tòa đã ra phán quyết, cho phép Nicaragua có thêm hơn 90.000km2 tại vùng biển Caribe.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 13/8, Quốc hội Nicaragua đã thông qua nghị quyết ủng hộ chính phủ trong việc đề nghị mở rộng thềm lục địa từ 200 hải lý hiện nay lên 350 hải lý tại vùng tây nam của biển Caribe. Đề nghị trên đã được trình tháng 4/2010 lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)