Công ty tư nhân ENN Group Co Ltd của Trung Quốc đã và đang hoàn tất kế hoạch thiết lập mạng lưới các trạm bán khí đốt hóa lỏng (LNG) dọc các tuyến đường cao tốc của Mỹ để cung cấp cho xe tải đường dài.
Đây là một bước đi phản ánh rõ tham vọng của Trung Quốc muốn chia sẻ lợi ích từ chiều hướng bùng nổ trong lĩnh vực khai thác khí đốt từ đá phiến của Mỹ. Mục tiêu lâu dài của ENN là xây dựng các nhà máy sản xuất LNG tại Mỹ.
Thông báo của các đối tác Mỹ cho biết kế hoạch trên của ENN là nằm trong dự án chung với công ty dịch vụ nhiên liệu vận tải lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ Clean Energy Fuels Corp và công ty Royal Dutch Shell.
Theo kế hoạch, với dự án này, riêng trong năm nay, ENN Group sẽ xây dựng 50 trạm cung cấp khí đốt vận tải, trước mắt chuyên cung cấp LNG cho các đội xe tải hạng nặng đường dài.
Để hỗ trợ cho ENN trong dự án này, tập đoàn dầu khí Sinopec Group của Trung Quốc hồi tháng trước tuyên bố sẵn sàng chỉ 1 tỷ USD mua cổ phần mỏ đá phiến Mississippi Lime của công ty Chesapeake Energy Corp, đối tác đứng đằng sau Clean Energy.
Theo dự tính của các chuyên gia, giá thành xây dựng một trạm cung cấp LNG vào khoảng 1 triệu USD.
ENN đã có kinh nghiệm xây dựng các trạm tương tự ở Trung Quốc đón đầu khả năng lực lượng xe tải hạng nặng của nước này sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu LNG thay cho việc sử dụng dầu diesel như hiện nay. Với kinh nghiệm này, cách đây hai năm, ENN bắt đầu tìm kiếm các đối tác ở Mỹ, trước hết là với Clean Energy.
Sau khi bị từ chối, ENN đã tìm đến và thiết lập quan hệ đối tác với công ty nhỏ hơn là CH4 Energy Corp ở bang Utah, một công ty vừa xây dựng một trạm cung cấp LNG ở thành phố Salt Lake City với khoản tiền của liên bang.
Hiện tại, Clean Energy đã có 70 trạm cung cấp LNG trong khi Shell có kế hoạch sẽ xây dựng tổng cộng 100 trạm LNG ở Mỹ. Sử dụng nhiên liệu LNG sẽ tiết kiệm được trung bình 2 USD/gallon so với dùng diesel.
Ngoài kế hoạch trên, ENN trong vài năm qua đã và đang đầu tư 5 tỷ USD xây dựng một tổ hợp điện Mặt Trời ở bang Nevada gồm một nhà máy chế tạo các tấm pin và một trang trại điện Mặt Trời rộng khoảng 7ha.
[Viễn cảnh xán lạn của ngành năng lượng nước Mỹ]
Kế hoạch đầy tham vọng của ENN được tiết lộ đúng lúc hàng chục lá đơn của các công ty Mỹ đang xếp hàng chờ Bộ Năng lượng nước này phê duyệt để tiến hành khai thác nguồn khí đốt tiềm tàng, nhất là khí đá phiến nhằm phục vụ cho xuất khẩu.
Khai thác khí đốt từ đá phiến của Mỹ đã tăng đột biến trong những năm vừa qua. Nếu sản lượng khai thác khí đốt từ đá phiến năm 2008 mới ở mức 57 tỷ m3, tăng 71% so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã tăng lên 88 tỷ m3./.
Đây là một bước đi phản ánh rõ tham vọng của Trung Quốc muốn chia sẻ lợi ích từ chiều hướng bùng nổ trong lĩnh vực khai thác khí đốt từ đá phiến của Mỹ. Mục tiêu lâu dài của ENN là xây dựng các nhà máy sản xuất LNG tại Mỹ.
Thông báo của các đối tác Mỹ cho biết kế hoạch trên của ENN là nằm trong dự án chung với công ty dịch vụ nhiên liệu vận tải lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ Clean Energy Fuels Corp và công ty Royal Dutch Shell.
Theo kế hoạch, với dự án này, riêng trong năm nay, ENN Group sẽ xây dựng 50 trạm cung cấp khí đốt vận tải, trước mắt chuyên cung cấp LNG cho các đội xe tải hạng nặng đường dài.
Để hỗ trợ cho ENN trong dự án này, tập đoàn dầu khí Sinopec Group của Trung Quốc hồi tháng trước tuyên bố sẵn sàng chỉ 1 tỷ USD mua cổ phần mỏ đá phiến Mississippi Lime của công ty Chesapeake Energy Corp, đối tác đứng đằng sau Clean Energy.
Theo dự tính của các chuyên gia, giá thành xây dựng một trạm cung cấp LNG vào khoảng 1 triệu USD.
ENN đã có kinh nghiệm xây dựng các trạm tương tự ở Trung Quốc đón đầu khả năng lực lượng xe tải hạng nặng của nước này sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu LNG thay cho việc sử dụng dầu diesel như hiện nay. Với kinh nghiệm này, cách đây hai năm, ENN bắt đầu tìm kiếm các đối tác ở Mỹ, trước hết là với Clean Energy.
Sau khi bị từ chối, ENN đã tìm đến và thiết lập quan hệ đối tác với công ty nhỏ hơn là CH4 Energy Corp ở bang Utah, một công ty vừa xây dựng một trạm cung cấp LNG ở thành phố Salt Lake City với khoản tiền của liên bang.
Hiện tại, Clean Energy đã có 70 trạm cung cấp LNG trong khi Shell có kế hoạch sẽ xây dựng tổng cộng 100 trạm LNG ở Mỹ. Sử dụng nhiên liệu LNG sẽ tiết kiệm được trung bình 2 USD/gallon so với dùng diesel.
Ngoài kế hoạch trên, ENN trong vài năm qua đã và đang đầu tư 5 tỷ USD xây dựng một tổ hợp điện Mặt Trời ở bang Nevada gồm một nhà máy chế tạo các tấm pin và một trang trại điện Mặt Trời rộng khoảng 7ha.
[Viễn cảnh xán lạn của ngành năng lượng nước Mỹ]
Kế hoạch đầy tham vọng của ENN được tiết lộ đúng lúc hàng chục lá đơn của các công ty Mỹ đang xếp hàng chờ Bộ Năng lượng nước này phê duyệt để tiến hành khai thác nguồn khí đốt tiềm tàng, nhất là khí đá phiến nhằm phục vụ cho xuất khẩu.
Khai thác khí đốt từ đá phiến của Mỹ đã tăng đột biến trong những năm vừa qua. Nếu sản lượng khai thác khí đốt từ đá phiến năm 2008 mới ở mức 57 tỷ m3, tăng 71% so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã tăng lên 88 tỷ m3./.
Thái Hùng (TTXVN)