Tại buổi trao đổi với báo chí chiều 21/5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, Nghị định về thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được Thủ tướng Chính phủ ký chiều nay (21/5).
Việc VAMC ra đời và đi vào hoạt động sẽ đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thành công.
Trước đó, theo Ngân hàng Nhà nước, Công ty quản lý tài sản (VAMC) là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Dự kiến, VAMC sẽ được thành lập và đi vào hoạt động ngay trong quý II/2013. Vốn điều lệ của VAMC được cấp từ nguồn vốn hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước. VAMC cung cấp các giải pháp để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp có khoản nợ được bán cho VAMC.
Về cơ chế xử lý nợ, VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC cung cấp các giải pháp để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp có khoản nợ được bán cho VAMC như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời...
Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành. Ngoài ra, VAMC với các cơ chế hoạt động, các quyền đặc thù cùng với sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý, chính sách thuế,… cho doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản đảm bảo cho tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ và tài sản bảo đảm đã mua. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ được quyền tham gia vào quá trình này theo nguyên tắc thị trường dưới hình thức bán đấu giá.
Là người ủng hộ việc thành lập Công ty VAMC ngày từ đầu, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, việc VAMC ra đời sẽ góp phần làm trong sạch bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng vì hiện nợ xấu còn nhiều chưa giải quyết được. Giải quyết được vấn đế này các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận vốn tốt hơn.
"Khi ngân hàng chuyển nợ xấu sang VAMC, bản thân các doanh nghiệp sẽ thoát khỏi ràng buộc về mặt pháp lý, lúc đó sẽ có điều kiện để tiếp cận được vốn vì chỉ khi nào không có nợ xấu thì doanh nghiệp mới được vay," ông Ngoạn nhấn mạnh./.
Việc VAMC ra đời và đi vào hoạt động sẽ đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thành công.
Trước đó, theo Ngân hàng Nhà nước, Công ty quản lý tài sản (VAMC) là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Dự kiến, VAMC sẽ được thành lập và đi vào hoạt động ngay trong quý II/2013. Vốn điều lệ của VAMC được cấp từ nguồn vốn hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước. VAMC cung cấp các giải pháp để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp có khoản nợ được bán cho VAMC.
Về cơ chế xử lý nợ, VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC cung cấp các giải pháp để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp có khoản nợ được bán cho VAMC như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời...
Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành. Ngoài ra, VAMC với các cơ chế hoạt động, các quyền đặc thù cùng với sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý, chính sách thuế,… cho doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản đảm bảo cho tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ và tài sản bảo đảm đã mua. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ được quyền tham gia vào quá trình này theo nguyên tắc thị trường dưới hình thức bán đấu giá.
Là người ủng hộ việc thành lập Công ty VAMC ngày từ đầu, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, việc VAMC ra đời sẽ góp phần làm trong sạch bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng vì hiện nợ xấu còn nhiều chưa giải quyết được. Giải quyết được vấn đế này các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận vốn tốt hơn.
"Khi ngân hàng chuyển nợ xấu sang VAMC, bản thân các doanh nghiệp sẽ thoát khỏi ràng buộc về mặt pháp lý, lúc đó sẽ có điều kiện để tiếp cận được vốn vì chỉ khi nào không có nợ xấu thì doanh nghiệp mới được vay," ông Ngoạn nhấn mạnh./.
Minh Thúy (Vietnam+)