Công ty khai mỏ Bukit Asam thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia vừa thông báo dự án đầu tư 80 triệu USD mở rộng hoạt động ở nước ngoài tại Myanmar.
Nhà quản lý cấp cao Bukit Asam, Joko Pramono cho biết công ty đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than đá ở Myanmar, và đây sẽ là cơ sở nhiệt điện lớn nhất thuộc loại hình này ở đất nước Chùa Vàng, có tổng công suất 400 MW.
Doanh thu của Bukit Asam đã giảm nhẹ trong năm ngoái, chủ yếu vì giá than toàn cầu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở Trung Quốc - khách hàng lớn nhất nhập khẩu than của Indonesia.
Thu nhập ròng của Bukit Asam đã giảm 6% trong năm 2012, từ 3.090 tỷ rupiah năm 2011 xuống 2.900 tỷ rupiah (299 triệu USD), mặc dù trong cùng kỳ doanh thu tăng 10%, từ 10.580 tỷ rupiah lên 11.590 tỷ rupiah.
Bukit Asam xuất khẩu 45% sản lượng than khai thác của mình, chủ yếu cho các khách hàng từ Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại Muara Enim, tỉnh Nam Sumatra này cho biết họ còn có kế hoạch dành ngân sách 580 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng cho các mỏ than ở trong nước trong bốn năm tới, trong đó có dự án xây dựng hai nhà máy điện chạy than ở Sumatra, có tổng công suất 1.460 MW.
Ngoài ra Bukit Asam - có 65% cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ, cũng vừa ký một bản ghi nhớ với Công ty điện lực quốc doanh Indonesia PLN và một công ty của Malaysia xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.200 MW để xuất khẩu điện sang Malaysia.
Theo Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia, Bukit Asam là một trong 15 công ty của đất nước vạn đảo có kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài tại Myanmar, nhằm đa dạng hóa nguồn thu. Trong số này, những doanh nghiệp có sự quan tâm lớn nhất đến đầu tư vào thị trường Myanmar là công ty sản xuất thiếc Timah, công ty viễn thông Telekomunikasi (Telkom), công ty ximăng Semen, công ty sản xuất phân bón Pupuk, công ty điện lực PLN và hãng hàng không quốc gia Garuda./.
Nhà quản lý cấp cao Bukit Asam, Joko Pramono cho biết công ty đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than đá ở Myanmar, và đây sẽ là cơ sở nhiệt điện lớn nhất thuộc loại hình này ở đất nước Chùa Vàng, có tổng công suất 400 MW.
Doanh thu của Bukit Asam đã giảm nhẹ trong năm ngoái, chủ yếu vì giá than toàn cầu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở Trung Quốc - khách hàng lớn nhất nhập khẩu than của Indonesia.
Thu nhập ròng của Bukit Asam đã giảm 6% trong năm 2012, từ 3.090 tỷ rupiah năm 2011 xuống 2.900 tỷ rupiah (299 triệu USD), mặc dù trong cùng kỳ doanh thu tăng 10%, từ 10.580 tỷ rupiah lên 11.590 tỷ rupiah.
Bukit Asam xuất khẩu 45% sản lượng than khai thác của mình, chủ yếu cho các khách hàng từ Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại Muara Enim, tỉnh Nam Sumatra này cho biết họ còn có kế hoạch dành ngân sách 580 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng cho các mỏ than ở trong nước trong bốn năm tới, trong đó có dự án xây dựng hai nhà máy điện chạy than ở Sumatra, có tổng công suất 1.460 MW.
Ngoài ra Bukit Asam - có 65% cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ, cũng vừa ký một bản ghi nhớ với Công ty điện lực quốc doanh Indonesia PLN và một công ty của Malaysia xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.200 MW để xuất khẩu điện sang Malaysia.
Theo Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia, Bukit Asam là một trong 15 công ty của đất nước vạn đảo có kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài tại Myanmar, nhằm đa dạng hóa nguồn thu. Trong số này, những doanh nghiệp có sự quan tâm lớn nhất đến đầu tư vào thị trường Myanmar là công ty sản xuất thiếc Timah, công ty viễn thông Telekomunikasi (Telkom), công ty ximăng Semen, công ty sản xuất phân bón Pupuk, công ty điện lực PLN và hãng hàng không quốc gia Garuda./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)