Ông Harro Stolpe, đại diện Hiệp hội về nước của Đức (GWP) cho biết, các thành viên, doanh nghiệp của GWP mong muốn hợp tác trong lĩnh vực nước và công nghệ môi trường, cũng như thành lập, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, khoa học với các bên liên quan của ngành nước Việt Nam.
Ông Harro Stolpe đã khẳng định như vậy tại buổi hội thảo Việt-Đức hợp tác về lĩnh vực nước và môi trường tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/2.
Theo ông Harro Stolpe, Việt Nam là một trong số các nước trọng tâm được GWP xác định hợp tác về các lĩnh vực nước, công nghệ môi trường, đồng thời tìm kiếm cơ hội thực hiện các dự án về nước, môi trường trong thời gian tới.
Cùng với tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn tròn tại Việt Nam, các doanh nghiệp của Đức sẽ thăm các địa phương, tổ chức khác nhau để xác định những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết cũng như nắm bắt nhu cầu của các bên liên quan về vấn đề nước và các lĩnh vực liên quan đến môi trường khác.
Tại hội thảo, GWP bày tỏ mong muốn việc chuyển giao đạt hiệu quả, có tiêu chuẩn cao về lĩnh vực xử lý và quản lý nước cho các địa phương ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai, đặc biệt là các vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, gia tăng dân số hay tình trạng sa mạc hóa đang diễn ra phổ biến trong những năm gần đây.
Ông Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng, Trưởng đại diện Bộ Khoa học Công nghệ tại phía Nam cho biết, thời gian qua, nhiều dự án về nước và môi trường nước do các đơn vị của Đức thực hiện đã được triển khai tại các địa phương như Nam Định, Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Tháp… và đạt được những kết quả rất khả quan.
Những năm tới, Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác, tìm kiếm, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến về lĩnh vực nước, môi trường của Đức để áp dụng vào thực tế Việt Nam.
Theo WGP, việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị, công ty trong lĩnh vực nước cũng góp phần thắt chặt và củng cố mối quan hệ hợp tác giữ hai nước Việt-Đức./.
Ông Harro Stolpe đã khẳng định như vậy tại buổi hội thảo Việt-Đức hợp tác về lĩnh vực nước và môi trường tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/2.
Theo ông Harro Stolpe, Việt Nam là một trong số các nước trọng tâm được GWP xác định hợp tác về các lĩnh vực nước, công nghệ môi trường, đồng thời tìm kiếm cơ hội thực hiện các dự án về nước, môi trường trong thời gian tới.
Cùng với tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn tròn tại Việt Nam, các doanh nghiệp của Đức sẽ thăm các địa phương, tổ chức khác nhau để xác định những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết cũng như nắm bắt nhu cầu của các bên liên quan về vấn đề nước và các lĩnh vực liên quan đến môi trường khác.
Tại hội thảo, GWP bày tỏ mong muốn việc chuyển giao đạt hiệu quả, có tiêu chuẩn cao về lĩnh vực xử lý và quản lý nước cho các địa phương ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai, đặc biệt là các vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, gia tăng dân số hay tình trạng sa mạc hóa đang diễn ra phổ biến trong những năm gần đây.
Ông Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng, Trưởng đại diện Bộ Khoa học Công nghệ tại phía Nam cho biết, thời gian qua, nhiều dự án về nước và môi trường nước do các đơn vị của Đức thực hiện đã được triển khai tại các địa phương như Nam Định, Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Tháp… và đạt được những kết quả rất khả quan.
Những năm tới, Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác, tìm kiếm, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến về lĩnh vực nước, môi trường của Đức để áp dụng vào thực tế Việt Nam.
Theo WGP, việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị, công ty trong lĩnh vực nước cũng góp phần thắt chặt và củng cố mối quan hệ hợp tác giữ hai nước Việt-Đức./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)