Sáng 17/3, tại Hà Nội, tòa nhà xét nghiệm virus lây truyền qua đường máu, công trình hợp tác giữa Việt Nam-Ireland, đã chính thức đi vào hoạt động.
Ông Conor Leninhan, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Sáng chế Ireland cho biết, công trình nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực giám sát và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu ở Việt Nam” do Trường Đại học Dublin và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hợp tác triển khai.
Dự án được thực hiện trong bốn năm, từ năm 2007, với tổng kinh phí 5 triệu euro, trong đó Chính phủ Ireland viện trợ 2,5 triệu euro, phần còn lại là của Tổ chức Atlantic Philanthropies.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực chuẩn đoán và nghiên cứu dịch tễ học các virus lây truyền qua đường máu, qua đó cung cấp các thông tin về dịch tễ học cơ bản và toàn diện về các virus truyền qua đường máu để làm cơ sở xây dựng các chính sách y tế dự phòng tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, đây là công trình hợp tác đầu tiên giữa hai nước trong lĩnh vực y tế. Việc triển khai dự án giúp các nhà khoa học Việt Nam có thể nghiên cứu dịch tễ học để phòng và chống nhiều bệnh dịch nguy hiểm mới và tái xuất hiện ở Việt Nam như SARS, cúm gia cầm A/H5N1, A/H1N1, HIV/AIDS và viêm gan B.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do lây truyền virus qua đường máu ở Việt Nam khá cao.
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang ở giai đoạn tập trung, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm người có nguy cơ cao như nghiện chính ma túy là 25%, gái mại dâm 4%. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam cũng ở mức tương đối cao trên trên thế giới, khoảng 15-20%.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu về sự lưu hành của virus gây ung thư bạch cầu lympho (HTLV) cũng như các nghiên cứu về dịch tễ học phần tử, nghiên cứu về tính kháng thuốc của virus lây truyền qua đường máu./.
Ông Conor Leninhan, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Sáng chế Ireland cho biết, công trình nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực giám sát và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu ở Việt Nam” do Trường Đại học Dublin và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hợp tác triển khai.
Dự án được thực hiện trong bốn năm, từ năm 2007, với tổng kinh phí 5 triệu euro, trong đó Chính phủ Ireland viện trợ 2,5 triệu euro, phần còn lại là của Tổ chức Atlantic Philanthropies.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực chuẩn đoán và nghiên cứu dịch tễ học các virus lây truyền qua đường máu, qua đó cung cấp các thông tin về dịch tễ học cơ bản và toàn diện về các virus truyền qua đường máu để làm cơ sở xây dựng các chính sách y tế dự phòng tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, đây là công trình hợp tác đầu tiên giữa hai nước trong lĩnh vực y tế. Việc triển khai dự án giúp các nhà khoa học Việt Nam có thể nghiên cứu dịch tễ học để phòng và chống nhiều bệnh dịch nguy hiểm mới và tái xuất hiện ở Việt Nam như SARS, cúm gia cầm A/H5N1, A/H1N1, HIV/AIDS và viêm gan B.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do lây truyền virus qua đường máu ở Việt Nam khá cao.
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang ở giai đoạn tập trung, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm người có nguy cơ cao như nghiện chính ma túy là 25%, gái mại dâm 4%. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam cũng ở mức tương đối cao trên trên thế giới, khoảng 15-20%.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu về sự lưu hành của virus gây ung thư bạch cầu lympho (HTLV) cũng như các nghiên cứu về dịch tễ học phần tử, nghiên cứu về tính kháng thuốc của virus lây truyền qua đường máu./.
Ngọc Dung (Vietnam+)