Trao đổi với phóng viên TTXVN vào chiều 23/3 xung quanh tình trạng thấm nước tại đập Thủy điện sông Tranh 2 được xây dựng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định công trình này hiện vẫn an toàn.
- Xin ông cho biết tình trạng thấm nước tại đập hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 có ảnh hưởng như thế nào đối với sự an toàn đập và nguyên nhân của sự cố?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc thấm nước xảy ra ở đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo thành lập ngay Đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, gồm các chuyên gia đầu ngành về các các vấn đề thủy công, vật liệu, vật chất công trình, quan trắc, đo đạc..., kết hợp với Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng vào hiện trường để kiểm tra sự việc.
Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra hiện trường trong hai ngày 20 và 21/3, tại các mặt thượng và hạ lưu đập, các hành lang thu nước, hiện trạng thấm, quan trắc biểu hiện biến dạng của đập... và làm việc với các bên có liên quan, gồm Ban Quản lý dự án thủy điện 3, nhà thầu, đại diện cơ quan quản lý nhà nước của địa phương. Sau đó, các chuyên gia đã có báo sơ bộ về tình hình của đập. Đến sáng 23/3, theo như báo cáo, lưu lượng nước thấm đã giảm khoảng 15-20% so với thời điểm kiểm tra ngày 20/3.
Đối với đập bêtông trọng lực, về cơ bản nước chảy ở mặt thượng lưu và có số lượng nước nhất định nếu có thấm qua mặt thượng lưu thì sẽ được tiêu, thoát nước tích cực trong hành lang thoát nước bên trong đập. Hành lang được thiết kế ngay từ đầu, có 3 hành lang ở các cao độ khác nhau, nước được đưa ra hành lang cuối cùng và được bơm ra ngoài. Đó là nguyên lý hoạt động của đập và việc thoát nước. Như vậy, về nguyên tắc thì hầu như không thể có hiện tượng nước thấm ra ngoài hạ lưu đập.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 theo thiết kế có 3 hành lang tiêu nước ở các cao trình khác nhau, dọc theo hành lang có khoan các lỗ tiêu nước theo khoảng cách 3 mét. Trong quá trình dòng nước thấm qua, về nguyên tắc nó sẽ gặp các lỗ tiêu nước và thoát ra ngoài. Có thể vì lý do nào đó dòng nước không qua vị trí đó, hoặc qua không hết sau đó lại thấm ra hạ lưu. Cách khắc phục thì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu vì nguyên nhân nước không thoát qua lỗ tiêu nước thì phải khoan tại các vị trí thấm để nước trở về các hành lang, như vậy tức khắc phía hạ lưu nước sẽ giảm đi.
Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, tôi có thể khẳng định là đập vẫn đảm bảo an toàn, kể cả sau khi xảy ra một số trận động đất kích thích thời gian qua tại vị trí xây dựng công trình. Qua kiểm tra, không phát hiện những dấu hiệu bất thường của công trình. Tuy nhiên, theo thiết kế, hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở mặt hạ lưu đập thì không được phép xảy ra. Về nguyên tắc, dòng thấm qua đập phải được thu vào hành lang tiêu nước và bơm ra ngoài. Đây là nguyên lý chung của hoạt động của đập. Do đó, yêu cầu bắt buộc là phải xử lý việc thấm ra ngoài hạ lưu đập.
- Vậy theo ông hướng khắc phục hiện tượng này như thế nào?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước với chức năng của mình đang tích cực phối hợp chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu khắc phục hiện tượng trên. Ngày 21/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu Bộ Công Thương, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiểm tra và có giải pháp khắc phục hiện tượng thấm nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo, sáng 23/3, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Công Thương, EVN để hoạch định kế hoạch xử lý, khắc phục hiện tượng này, sơ bộ thông báo việc tiến hành khắc phục theo từng bước. Trước tiên, giao EVN chỉ đạo Ban Quản lý dự án thủy điện 3 cùng các nhà thầu khẩn trương thực hiện việc tiêu nước trong hành lang, giảm áp lực nước thấm ở hạ lưu, tiến tới giải quyết được việc thấm nước ra ngoài mặt hạ lưu đập. Đây là việc cần làm sớm, làm tích cực trong vòng một vài tuần.
Song song với đó, EVN chỉ đạo tư vấn thiết kế phối hợp với các chuyên gia, trong đó có chuyên gia của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng công trình, từ đó đề xuất hướng xử lý tổng thể và triệt để. Về nguyên lý, hướng xử lý là xử lý chống thấm tường thượng lưu đập, song song với việc khoan tiêu nước trong hành lang, cắt dòng thấm dưới hạ lưu. Sau khi phương án được phê duyệt sẽ tiến hành xử lý tích cực. Toàn bộ công việc xử lý này phải hoàn thành trước mùa lũ 2012. Trong quá trình xử lý thấm của đập thủy điện Sông Tranh 2, EVN và các bên liên quan phải báo cáo Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, Bộ Công Thương để phối hợp chỉ đạo chặt chẽ và đảm bảo xử lý triệt để.
Có thể phải vừa khắc phục hiện tượng thấm, vừa phải hạ mức tích nước trong hồ. Nhưng nếu giữ nguyên mực nước mà xử lý được thì tốt hơn, vì vẫn với mực nước như vậy, dòng thấm xuất hiện mà tìm được vị trí xử lý thì hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu hạ mức nước xuống có thể không phát hiện được vị trí thấm. Việc phát hiện đường thấm có nhiều cách, có thể qua quan trắc, dùng các biện pháp thí nghiệm không phá hủy.
- Với vai trò là người đứng đầu Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ông đặt ra những vấn đề gì trong việc kiểm soát chất lượng các công trình đập?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Đối với quản lý chất lượng và sự an toàn của đập nói chung qua thực tế cho thấy công trình xây dựng không thể tránh khỏi vấn đề. Tuy nhiên, qua những sự việc gần đây, chúng ta cần phải nhìn lại cơ chế, chính sách pháp luật, quản lý đầu tư, chất lượng còn khía cạnh nào chưa được hoàn thiện. Chúng tôi thấy rằng, pháp luật hiện tại thì đủ, bao gồm Luật Xây dựng, các nghị định, quản lý chất lượng công trình, dự án đầu tư, rồi trong quá trình vận hành có nghị định bảo trì. Riêng về đập thì có Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập. Tuy nhiên, có thể thấy pháp luật của ta hiện nay dường như đã ủy quyền cho chủ đầu tư, các nhà thầu trong việc xây dựng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn công trình.
Đối với các công trình mà có ảnh hưởng đến cộng đồng thì xem ra việc ủy quyền nhiều như thế là chưa hợp lý. Phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước ở đây, cụ thể là phải can thiệp vào quá trình thiết kế, chất lượng khảo sát, thi công và nghiệm thu nhằm nâng cao độ an toàn cho cộng đồng. Kể cả trong quá trình vận hành mà xuất hiện yếu tố bất thường thì phải ứng phó kịp thời. Cần có quy định rõ và cụ thể về vai trò quản lý nhà nước; có những bổ sung về mặt pháp luật để tăng cường vai trò quản lý nhà nước; xử lý trách nhiệm của các bên cụ thể tham gia xây dựng công trình... Riêng về khía cạnh này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đang chỉ đạo quyết liệt để soạn thảo, sửa đổi các nghị định có liên quan, theo hướng tăng cường vai trò quản lý nhà nước từ khâu kiểm soát giai đoạn thiết kế, thi công, nghiệm thu. Bên cạnh đó cần phải nâng cao trách nhiệm, năng lực của các bên tham gia.
- Theo kế hoạch thì công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 dự kiến sẽ được nghiệm thu vào tháng 5/2012. Sau sự cố này, việc nghiệm thu sẽ như thế nào, thưa ông?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Sau khi hoàn thành việc xử lý thấm, việc tiếp theo cần phải làm là chủ đầu tư và các nhà thầu phải tiến hành đánh giá chất lượng tổng thể của đập nhằm tiến tới có thể nghiệm thu công trình. Việc đánh giá phải được thực hiện thông qua xử lý các kết quả quan trắc sự làm việc của đập, cũng như hồ sơ nghiệm thu đối chiếu với yêu cầu thiết kế. Trong trường hợp đạt yêu cầu thiết kế thì nghiệm thu chính thức công trình. Trong mọi trường hợp, yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo an toàn khả năng chịu lực của đập và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hạ du.
Theo kế hoạch, việc nghiệm thu sẽ được tiến hành vào khoảng tháng 5/2012, nhưng không vì thế mà phải vội vàng. Với sự cố này, việc nghiệm thu công trình đương nhiên phải lùi lại.
- Trân trọng cám ơn Cục trưởng./.
- Xin ông cho biết tình trạng thấm nước tại đập hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 có ảnh hưởng như thế nào đối với sự an toàn đập và nguyên nhân của sự cố?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc thấm nước xảy ra ở đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo thành lập ngay Đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, gồm các chuyên gia đầu ngành về các các vấn đề thủy công, vật liệu, vật chất công trình, quan trắc, đo đạc..., kết hợp với Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng vào hiện trường để kiểm tra sự việc.
Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra hiện trường trong hai ngày 20 và 21/3, tại các mặt thượng và hạ lưu đập, các hành lang thu nước, hiện trạng thấm, quan trắc biểu hiện biến dạng của đập... và làm việc với các bên có liên quan, gồm Ban Quản lý dự án thủy điện 3, nhà thầu, đại diện cơ quan quản lý nhà nước của địa phương. Sau đó, các chuyên gia đã có báo sơ bộ về tình hình của đập. Đến sáng 23/3, theo như báo cáo, lưu lượng nước thấm đã giảm khoảng 15-20% so với thời điểm kiểm tra ngày 20/3.
Đối với đập bêtông trọng lực, về cơ bản nước chảy ở mặt thượng lưu và có số lượng nước nhất định nếu có thấm qua mặt thượng lưu thì sẽ được tiêu, thoát nước tích cực trong hành lang thoát nước bên trong đập. Hành lang được thiết kế ngay từ đầu, có 3 hành lang ở các cao độ khác nhau, nước được đưa ra hành lang cuối cùng và được bơm ra ngoài. Đó là nguyên lý hoạt động của đập và việc thoát nước. Như vậy, về nguyên tắc thì hầu như không thể có hiện tượng nước thấm ra ngoài hạ lưu đập.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 theo thiết kế có 3 hành lang tiêu nước ở các cao trình khác nhau, dọc theo hành lang có khoan các lỗ tiêu nước theo khoảng cách 3 mét. Trong quá trình dòng nước thấm qua, về nguyên tắc nó sẽ gặp các lỗ tiêu nước và thoát ra ngoài. Có thể vì lý do nào đó dòng nước không qua vị trí đó, hoặc qua không hết sau đó lại thấm ra hạ lưu. Cách khắc phục thì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu vì nguyên nhân nước không thoát qua lỗ tiêu nước thì phải khoan tại các vị trí thấm để nước trở về các hành lang, như vậy tức khắc phía hạ lưu nước sẽ giảm đi.
Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, tôi có thể khẳng định là đập vẫn đảm bảo an toàn, kể cả sau khi xảy ra một số trận động đất kích thích thời gian qua tại vị trí xây dựng công trình. Qua kiểm tra, không phát hiện những dấu hiệu bất thường của công trình. Tuy nhiên, theo thiết kế, hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở mặt hạ lưu đập thì không được phép xảy ra. Về nguyên tắc, dòng thấm qua đập phải được thu vào hành lang tiêu nước và bơm ra ngoài. Đây là nguyên lý chung của hoạt động của đập. Do đó, yêu cầu bắt buộc là phải xử lý việc thấm ra ngoài hạ lưu đập.
- Vậy theo ông hướng khắc phục hiện tượng này như thế nào?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước với chức năng của mình đang tích cực phối hợp chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu khắc phục hiện tượng trên. Ngày 21/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu Bộ Công Thương, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiểm tra và có giải pháp khắc phục hiện tượng thấm nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo, sáng 23/3, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Công Thương, EVN để hoạch định kế hoạch xử lý, khắc phục hiện tượng này, sơ bộ thông báo việc tiến hành khắc phục theo từng bước. Trước tiên, giao EVN chỉ đạo Ban Quản lý dự án thủy điện 3 cùng các nhà thầu khẩn trương thực hiện việc tiêu nước trong hành lang, giảm áp lực nước thấm ở hạ lưu, tiến tới giải quyết được việc thấm nước ra ngoài mặt hạ lưu đập. Đây là việc cần làm sớm, làm tích cực trong vòng một vài tuần.
Song song với đó, EVN chỉ đạo tư vấn thiết kế phối hợp với các chuyên gia, trong đó có chuyên gia của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng công trình, từ đó đề xuất hướng xử lý tổng thể và triệt để. Về nguyên lý, hướng xử lý là xử lý chống thấm tường thượng lưu đập, song song với việc khoan tiêu nước trong hành lang, cắt dòng thấm dưới hạ lưu. Sau khi phương án được phê duyệt sẽ tiến hành xử lý tích cực. Toàn bộ công việc xử lý này phải hoàn thành trước mùa lũ 2012. Trong quá trình xử lý thấm của đập thủy điện Sông Tranh 2, EVN và các bên liên quan phải báo cáo Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, Bộ Công Thương để phối hợp chỉ đạo chặt chẽ và đảm bảo xử lý triệt để.
Có thể phải vừa khắc phục hiện tượng thấm, vừa phải hạ mức tích nước trong hồ. Nhưng nếu giữ nguyên mực nước mà xử lý được thì tốt hơn, vì vẫn với mực nước như vậy, dòng thấm xuất hiện mà tìm được vị trí xử lý thì hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu hạ mức nước xuống có thể không phát hiện được vị trí thấm. Việc phát hiện đường thấm có nhiều cách, có thể qua quan trắc, dùng các biện pháp thí nghiệm không phá hủy.
- Với vai trò là người đứng đầu Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ông đặt ra những vấn đề gì trong việc kiểm soát chất lượng các công trình đập?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Đối với quản lý chất lượng và sự an toàn của đập nói chung qua thực tế cho thấy công trình xây dựng không thể tránh khỏi vấn đề. Tuy nhiên, qua những sự việc gần đây, chúng ta cần phải nhìn lại cơ chế, chính sách pháp luật, quản lý đầu tư, chất lượng còn khía cạnh nào chưa được hoàn thiện. Chúng tôi thấy rằng, pháp luật hiện tại thì đủ, bao gồm Luật Xây dựng, các nghị định, quản lý chất lượng công trình, dự án đầu tư, rồi trong quá trình vận hành có nghị định bảo trì. Riêng về đập thì có Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập. Tuy nhiên, có thể thấy pháp luật của ta hiện nay dường như đã ủy quyền cho chủ đầu tư, các nhà thầu trong việc xây dựng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn công trình.
Đối với các công trình mà có ảnh hưởng đến cộng đồng thì xem ra việc ủy quyền nhiều như thế là chưa hợp lý. Phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước ở đây, cụ thể là phải can thiệp vào quá trình thiết kế, chất lượng khảo sát, thi công và nghiệm thu nhằm nâng cao độ an toàn cho cộng đồng. Kể cả trong quá trình vận hành mà xuất hiện yếu tố bất thường thì phải ứng phó kịp thời. Cần có quy định rõ và cụ thể về vai trò quản lý nhà nước; có những bổ sung về mặt pháp luật để tăng cường vai trò quản lý nhà nước; xử lý trách nhiệm của các bên cụ thể tham gia xây dựng công trình... Riêng về khía cạnh này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đang chỉ đạo quyết liệt để soạn thảo, sửa đổi các nghị định có liên quan, theo hướng tăng cường vai trò quản lý nhà nước từ khâu kiểm soát giai đoạn thiết kế, thi công, nghiệm thu. Bên cạnh đó cần phải nâng cao trách nhiệm, năng lực của các bên tham gia.
- Theo kế hoạch thì công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 dự kiến sẽ được nghiệm thu vào tháng 5/2012. Sau sự cố này, việc nghiệm thu sẽ như thế nào, thưa ông?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Sau khi hoàn thành việc xử lý thấm, việc tiếp theo cần phải làm là chủ đầu tư và các nhà thầu phải tiến hành đánh giá chất lượng tổng thể của đập nhằm tiến tới có thể nghiệm thu công trình. Việc đánh giá phải được thực hiện thông qua xử lý các kết quả quan trắc sự làm việc của đập, cũng như hồ sơ nghiệm thu đối chiếu với yêu cầu thiết kế. Trong trường hợp đạt yêu cầu thiết kế thì nghiệm thu chính thức công trình. Trong mọi trường hợp, yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo an toàn khả năng chịu lực của đập và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hạ du.
Theo kế hoạch, việc nghiệm thu sẽ được tiến hành vào khoảng tháng 5/2012, nhưng không vì thế mà phải vội vàng. Với sự cố này, việc nghiệm thu công trình đương nhiên phải lùi lại.
- Trân trọng cám ơn Cục trưởng./.
Thu Hằng (TTXVN)