Các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford, Mỹ, đã sử dụng công nghệ nano để tạo ra loại pin giấy mỏng nhẹ và thậm chí có thể bẻ cong được.
Theo Yi Cui, Trợ lý giáo sư chuyên ngành khoa học và kỹ thuật nguyên liệu thuộc Đaị học Stanford, loại pin giấy này được thiết kế để gập, vò hoặc thậm chí ngâm trong một loại dung dịch axít mà vẫn hoạt động được. Nó được tạo ra bằng cách phủ lên mảnh giấy một loại mực được làm từ ống nano cácbon và sợi nano bạc.
“Điều quan trọng nhất của phát minh này là cách thức một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như tờ giấy có thể được dùng làm chất nền để tạo ra các điện cực dẫn hiệu quả trong một quy trình đơn giản. Về cơ bản, đó là nhờ công nghệ nano trong đời sống thường nhật”, Peidong Yang, giáo sư chuyên ngành hóa chất thuộc Đại học California-Berkeley, Mỹ nói trong một tuyên bố.
Ống nano được sử dụng trong pin giấy và siêu tụ có cấu trúc một chiều với đường kính nhỏ, cho phép tạo ra loại mực có thể bám chặt vào mặt giấy. Các siêu tụ giấy có thể thực hiện 40.000 lần xạc điện-tháo điện, nhiều hơn gấp 10 lần so với các loại pin lithi.
Ông Yi Cui cũng chỉ ra rằng nguyên liệu nano có thể tạo ra các chất dẫn tốt hơn so với những nguyên liệu truyền thống vì chúng giúp dòng điện di chuyển hiệu quả hơn.
Hiện chưa rõ khi nào loại pin giấy này sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích thương mại./.
Theo Yi Cui, Trợ lý giáo sư chuyên ngành khoa học và kỹ thuật nguyên liệu thuộc Đaị học Stanford, loại pin giấy này được thiết kế để gập, vò hoặc thậm chí ngâm trong một loại dung dịch axít mà vẫn hoạt động được. Nó được tạo ra bằng cách phủ lên mảnh giấy một loại mực được làm từ ống nano cácbon và sợi nano bạc.
“Điều quan trọng nhất của phát minh này là cách thức một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như tờ giấy có thể được dùng làm chất nền để tạo ra các điện cực dẫn hiệu quả trong một quy trình đơn giản. Về cơ bản, đó là nhờ công nghệ nano trong đời sống thường nhật”, Peidong Yang, giáo sư chuyên ngành hóa chất thuộc Đại học California-Berkeley, Mỹ nói trong một tuyên bố.
Ống nano được sử dụng trong pin giấy và siêu tụ có cấu trúc một chiều với đường kính nhỏ, cho phép tạo ra loại mực có thể bám chặt vào mặt giấy. Các siêu tụ giấy có thể thực hiện 40.000 lần xạc điện-tháo điện, nhiều hơn gấp 10 lần so với các loại pin lithi.
Ông Yi Cui cũng chỉ ra rằng nguyên liệu nano có thể tạo ra các chất dẫn tốt hơn so với những nguyên liệu truyền thống vì chúng giúp dòng điện di chuyển hiệu quả hơn.
Hiện chưa rõ khi nào loại pin giấy này sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích thương mại./.
Huy Lê (Vietnam+)