Công nghệ mới sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Công ty cổ phần công nghệ sinh học kết hợp với Nhà máy phân bón Việt-Séc thuộc Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn đã ứng dụng công nghệ Fitohoocmon để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải hữu cơ, phế thải chăn nuôi tại tỉnh Hải Dương.

Công ty cổ phần công nghệ sinh học kết hợp với Nhà máy phân bón Việt-Séc thuộc Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn đã ứng dụng công nghệ Fitohoocmon để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải hữu cơ, phế thải chăn nuôi tại tỉnh Hải Dương.

Đến nay, nhà máy đã sản xuất và cung ứng gần 2.000 tấn cung cấp cho nông dân dùng để bón cho lúa, dưa hấu, cải bắp, ngô và cây vải đều đạt năng suất vượt trội, có khả năng cải tạo đất nhờ tính nông hóa của đất được duy trì và giữ ẩm tốt hơn.

Kỹ sư Vũ Văn Tân, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương cho biết ứng dụng công nghệ Fitohoocmon để sản xuất phân vi sinh đạt được cả 2 mục đích là làm "sạch làng tốt ruộng". Bởi công nghệ này cho phép tận dụng được hàng ngàn tấn rác thải hữu cơ đã phân hủy tại bãi chôn lấp rác Cầu Cương, và cả nguồn phân chăn nuôi lợn tập trung làm nguyên liệu sản xuất.

Qua kết quả thử nghiệm bón loại phân này cho 5 loại cây trồng tại các xã ở huyện Nam Sách, Bình Giang và Thanh Hà, hiệu quả kinh tế mang lại nhờ năng suất thu hoạch tăng từ 960.000 đồng tới 16,4 triệu đồng/ha; đặc biệt, độ phì của đất được duy trì. Sản phẩm được nông dân đánh giá là loại phân dễ sử dụng và có chất lượng tốt, giá thành rẻ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục