Vở chèo cổ “Quan Âm thị Kính” do các nghệ sỹ của Nhà hát chèo Việt Nam thực hiện vừa được công diễn tại Nhà Văn hóa thế giới trong khuôn khổ Lễ hội giả tưởng lần thứ 16 (Festival de l’imaginaire) diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.
Đây là lần đầu tiên một đoàn gồm 12 nghệ sỹ chèo do bà Nguyễn Thị Bích Ngoan, Phó giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam dẫn đầu sang thăm và biểu diễn tại Pháp theo lời mời của Nhà Văn hóa thế giới, nhằm tăng cường việc truyền bá sâu rộng sân khấu truyền thống Việt Nam đến với bạn bè và công chúng Pháp.
Đây cũng là lần đầu tiên vở chèo “Quan Âm Thị Kính” được dàn dựng trọn vẹn với cả câu chuyện và công diễn tại Paris với phụ đề tiếng Pháp, do chị Nguyễn Thủy Tiên, cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học âm nhạc Việt Nam dịch. Vở chèo có 11 màn khi là chính kịch, khi là hài kịch và khi thì châm biếm trào phúng, trong đó hai màn 3 và 4 đã được giảm lược để đảm bảo sự dễ hiểu của vở diễn và vấn đề thời gian diễn.
Theo chị Thủy Tiên, vở chèo bắt đầu được khởi động dàn dựng từ năm 2005 với sự giúp đỡ của một giáo sư-tiến sỹ Pháp Yves Defrance, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, Giám đốc Trung tâm đào tạo nhạc sĩ (CFMI) thuộc Đại Học Rennes 2, chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam, sau khi làm việc với Nhà hát chèo Việt Nam. Để có được bản dịch lời thoại tốt nhất, có thể diễn tả trung thành những nét tinh tế, ý tưởng và nội dung cơ bản của vở diễn, chị đã phải rất cố gắng, nhiều đoạn chị phải dịch từ tiếng Anh qua tiếng Pháp.
Các buổi chiếu đã thu hút sự tham gia đông đảo của bà con Việt kiều và bạn bè Pháp, quốc tế thân hữu với Việt Nam. Mặc dù sân khấu chèo dân gian được trang trí đơn giản và mang nhiều tính ước lệ miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn và dù không biết tiếng Việt, song các bạn bè quốc tế đến xem vẫn hiểu được tư tưởng đạo lý của người Việt Nam.
Bằng diễn xuất tuyệt vời, khéo léo hóa thân vào nhân vật của các diễn viên chính cũng như những vai phụ, như Thị Kinh do Vũ Thúy Ngân đóng, Thị Màu do Trần Thị Quyên đóng… và đặc biệt, nhân vật Thị Màu đã thoát khỏi tính ước lệ và trở thành một nhân vật có cá tính riêng, vở chèo giúp người xem hiểu chất "trữ tình" của câu chuyện, những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, đồng thời nó phản ánh nội tâm của từng nhân vật cũng như mối quan tâm chung của nhân loại về tình yêu, tình bạn, tình thương. Vở chèo đặc biệt trở nên cuốn hút và để lại ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ trong lòng công chúng Pháp và bạn bè quốc tế.
Anh Deflo Gilbert, người Đức gốc Bỉ, bày tỏ sự xúc động của mình sau khi xem xong vở diễn. Theo anh, với diễn xuất tốt phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt nghệ thuật múa, hát, opera của các diễn viên, tôi rất cảm động, cảm nhận và hiểu được vở kịch, hiểu cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Tôi cũng nắm bắt được tư tưởng về đạo đức của người Việt Nam. Tôi rất thích văn hóa Việt Nam nhất là văn hóa truyền thống.
Về phần mình, Đại sứ Dương văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt nam bên cạnh Tổ chức Liên hiệp Quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) đánh giá đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng ở Paris. Việc đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam được mời sang biểu diễn tại thủ đô Paris là một “vinh dự và điều đáng khích lệ."
Theo Đại sứ, giữa thủ đô Paris hiện đại lại được nghe hát chèo là điều thú vị. Nhưng điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là đa số khán giả đến xem là người nước ngoài, dù không biết tiếng Việt nhưng họ đã hiểu được “cái hồn” của vở diễn và“cái hồn” của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vì thế, giao lưu văn hóa là một điều vô cùng cấn thiết, đôi khi không nhất thiết phải biết tiếng, mà vẫn cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn hóa.
Đánh giá về cách thể hiện của nghệ sỹ Việt Nam, ông cho biết “không có gì khác” khi biểu diễn ở Pháp hay ở Việt Nam, nhưng vì ở Paris người nghe là người nước ngoài nên từ việc phối cảnh, dàn cảnh đến việc chọn các diễn viên đóng các vai nhau cũng phải phù hợp với bối cảnh ở bối cảnh. Hy vọng trong tương lai hát chèo và hát văn của Việt Nam sẽ nộp hồ sơ xin công nhận là văn hóa phi Vật thể thế giới./.
Đây là lần đầu tiên một đoàn gồm 12 nghệ sỹ chèo do bà Nguyễn Thị Bích Ngoan, Phó giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam dẫn đầu sang thăm và biểu diễn tại Pháp theo lời mời của Nhà Văn hóa thế giới, nhằm tăng cường việc truyền bá sâu rộng sân khấu truyền thống Việt Nam đến với bạn bè và công chúng Pháp.
Đây cũng là lần đầu tiên vở chèo “Quan Âm Thị Kính” được dàn dựng trọn vẹn với cả câu chuyện và công diễn tại Paris với phụ đề tiếng Pháp, do chị Nguyễn Thủy Tiên, cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học âm nhạc Việt Nam dịch. Vở chèo có 11 màn khi là chính kịch, khi là hài kịch và khi thì châm biếm trào phúng, trong đó hai màn 3 và 4 đã được giảm lược để đảm bảo sự dễ hiểu của vở diễn và vấn đề thời gian diễn.
Theo chị Thủy Tiên, vở chèo bắt đầu được khởi động dàn dựng từ năm 2005 với sự giúp đỡ của một giáo sư-tiến sỹ Pháp Yves Defrance, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, Giám đốc Trung tâm đào tạo nhạc sĩ (CFMI) thuộc Đại Học Rennes 2, chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam, sau khi làm việc với Nhà hát chèo Việt Nam. Để có được bản dịch lời thoại tốt nhất, có thể diễn tả trung thành những nét tinh tế, ý tưởng và nội dung cơ bản của vở diễn, chị đã phải rất cố gắng, nhiều đoạn chị phải dịch từ tiếng Anh qua tiếng Pháp.
Các buổi chiếu đã thu hút sự tham gia đông đảo của bà con Việt kiều và bạn bè Pháp, quốc tế thân hữu với Việt Nam. Mặc dù sân khấu chèo dân gian được trang trí đơn giản và mang nhiều tính ước lệ miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn và dù không biết tiếng Việt, song các bạn bè quốc tế đến xem vẫn hiểu được tư tưởng đạo lý của người Việt Nam.
Bằng diễn xuất tuyệt vời, khéo léo hóa thân vào nhân vật của các diễn viên chính cũng như những vai phụ, như Thị Kinh do Vũ Thúy Ngân đóng, Thị Màu do Trần Thị Quyên đóng… và đặc biệt, nhân vật Thị Màu đã thoát khỏi tính ước lệ và trở thành một nhân vật có cá tính riêng, vở chèo giúp người xem hiểu chất "trữ tình" của câu chuyện, những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, đồng thời nó phản ánh nội tâm của từng nhân vật cũng như mối quan tâm chung của nhân loại về tình yêu, tình bạn, tình thương. Vở chèo đặc biệt trở nên cuốn hút và để lại ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ trong lòng công chúng Pháp và bạn bè quốc tế.
Anh Deflo Gilbert, người Đức gốc Bỉ, bày tỏ sự xúc động của mình sau khi xem xong vở diễn. Theo anh, với diễn xuất tốt phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt nghệ thuật múa, hát, opera của các diễn viên, tôi rất cảm động, cảm nhận và hiểu được vở kịch, hiểu cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Tôi cũng nắm bắt được tư tưởng về đạo đức của người Việt Nam. Tôi rất thích văn hóa Việt Nam nhất là văn hóa truyền thống.
Về phần mình, Đại sứ Dương văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt nam bên cạnh Tổ chức Liên hiệp Quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) đánh giá đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng ở Paris. Việc đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam được mời sang biểu diễn tại thủ đô Paris là một “vinh dự và điều đáng khích lệ."
Theo Đại sứ, giữa thủ đô Paris hiện đại lại được nghe hát chèo là điều thú vị. Nhưng điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là đa số khán giả đến xem là người nước ngoài, dù không biết tiếng Việt nhưng họ đã hiểu được “cái hồn” của vở diễn và“cái hồn” của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vì thế, giao lưu văn hóa là một điều vô cùng cấn thiết, đôi khi không nhất thiết phải biết tiếng, mà vẫn cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn hóa.
Đánh giá về cách thể hiện của nghệ sỹ Việt Nam, ông cho biết “không có gì khác” khi biểu diễn ở Pháp hay ở Việt Nam, nhưng vì ở Paris người nghe là người nước ngoài nên từ việc phối cảnh, dàn cảnh đến việc chọn các diễn viên đóng các vai nhau cũng phải phù hợp với bối cảnh ở bối cảnh. Hy vọng trong tương lai hát chèo và hát văn của Việt Nam sẽ nộp hồ sơ xin công nhận là văn hóa phi Vật thể thế giới./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)