Anh Trương Đình Duy - một trong ba công dân Việt Nam làm việc trên tàu du lịch Costa Concordia bị nạn ở ngoài khơi đảo Giglio của Italy tối 13/1 sẽ về đến Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 21 giờ 25 phút tối 20/1.
Chưa hết bàng hoàng sau sự thoát chết đầy may mắn, Anh Duy tâm sự rằng: "Tôi vô cùng hạnh phúc khi còn được trở về quê hương."
Duy cho biết chỉ hai tiếng rưỡi sau khi chiếc tàu du lịch sang trọng Costa Concordia rời bến ở Địa Trung Hải, vào khoảng 9 giờ tối 13/1 (giờ địa phương), anh nghe thấy tiếng va chạm mạnh, sau đó tàu bắt đầu nghiêng và đèn tắt ngấm.
Lúc đó, trên tàu có hơn 4.000 du khách và nhân viên, nhiều người đang ăn tối, vui chơi giải trí trên tàu. Mặc dù thuyền trưởng có trấn an không có chuyện gì nhưng nhiều hành khách vẫn lo lắng và khi nghe thấy hai hồi còi dài, rồi một hồi còi ngắn, báo hiệu tàu đang trong tình trạng khẩn cấp, hành khách thực sự hoảng hốt, xô nhau chạy tán loạn khắp nơi.
Là nhân viên trên tàu nên khi nhận được lệnh phải lên khu vực hướng dẫn hành khách chuẩn bị rời tàu, không chậm trễ và cũng không kịp suy nghĩ gì, Duy chạy ngay lên tầng trên nơi đặt xuồng và thuyền cứu hộ để thực hiện nhiệm vụ như đã từng được hướng dẫn và được tổ chức diễn tập hàng tháng trên tàu.
Khoảng 1 giờ đồng hồ sau cú va chạm, tình hình bắt đầu trở nên tồi tệ hơn. Bảy hồi còi ngắn liên tục và một hồi còi dài là mệnh lệnh tất cả rời ràu. Lúc này khung cảnh trên tàu diễn ra hỗn loạn. Hành khách vội vàng mạnh ai nấy chạy về cabin tìm áo cứu sinh hoặc ra boong số bốn, nơi đặt các xuồng cứu hộ.
Ở thời điểm đó, tàu đã bị nghiêng về một bên, nên một số xuồng cứu hộ trên cao không thể hạ xuống được. Vì thế, hành khách càng hoảng sợ, mọi người xô đẩy, nhau chen để nhảy vào các xuồng cứu hộ. Nhiều hành khách bị vướng lại trên tàu bắt đầu la ó, kêu gào một cách tuyệt vọng.
Còn Duy, sau khi đã hoàn thành công tác hướng dẫn và nhiều hành khách đã rời tàu an toàn, anh và một số nhân viên đợi thêm gần 2 tiếng nữa nhưng vẫn chưa thấy lệnh của thuyền trưởng cho phép nhân viên rời tàu. Chứng kiến cảnh hành khách tìm cách thoát thân trong hoảng loạn và tàu tiếp tục nghiêng, từ tầng 6 chạy xuống tầng 4, Duy băng lên phía đối diện nhìn xuống, anh giật mình vì lúc này nước đã bắt đầu ngập đến lên tầng 4 nên anh quyết định rời tàu.
Lúc này trên boong gần chỗ anh đứng còn khoảng 100 người. Trong cơn hoảng loạn, nhiều người đã nhảy xuống làn nước biển lạnh cóng với hy vọng thoát thân và để tránh khả năng tàu bị lật úp. Nhảy xuống biển, lộn một vòng dưới nước, Duy ngoi lên và quay đầu nhìn lại, anh vẫn thấy còn một số người trên boong tàu, trong đó có cả trẻ em và người già. Nước biển lạnh cóng, cộng thêm cả ngày làm việc vất vả cùng với mấy giờ đồng hồ hướng dẫn và bị hành khách xô đẩy khiến Duy thấm mệt. Anh cố gắng bơi nhanh và trườn vào một chiếc phao cứu sinh ở gần đó. Nhưng vì có quá nhiều người trong khi chiếc phao cũng vừa được ném xuống và chưa mở hết, nên chiếc phao đã bị chìm.
Điều không may cho Duy là sợi dây thừng trong chiếc phao lại cuốn chặt lấy chân, khiến anh không thể quẫy đạp được. Người bùng nhùng trong chiếc phao cứu sinh xịt lật úp, chân lại không cử động được, nhưng Duy tự nhủ phải bình tĩnh. Anh tiếp tục nín thở, cong người lên để tháo sợi dây ra. Ngoi được lên mặt nước, chưa kịp hoàn hồn, nhưng nhìn lên thấy con tàu vẫn đang đổ nghiêng về phía mình nên anh cố gắng bơi thật nhanh về phía trước. Lúc này áo phao trên người Duy đã bị mất lúc nào không hay. Mặc dù chân tay lạnh cóng, toàn thân cứng đờ nhưng Duy vẫn cố hết sức bình sinh, nhắm mắt bơi theo hướng có ánh đèn ở phía trước. "Cũng may là tàu gặp nạn ở gần bờ, nếu không lúc đó chắc em không thể bơi thêm được," Duy chia sẻ.
Bơi vào đến bờ, mặc dù đã kiệt sức nhưng khi thấy anh bạn đồng nghiệp người Brazil chết ngay bên mép nước, Duy cố gắng nhoài người để lết lên bờ đá và thiếp đi. Một lúc sau, Duy cố gượng dậy, thực hiện động tác nhảy người lên cho đỡ lạnh trong khi hai hàm răng va vào nhau lập cập. Lúc này có khoảng 25 người, cả nam lẫn nữ cũng vừa bơi được vào đảo. Không ai bảo ai, tất cả cùng đứng quây lại và ôm nhau cho đỡ lạnh.
Duy tâm sự, mặc dù gặp khó khăn nhưng tình người của các cư dân trên đảo đã làm Duy và những người thoát hiểm tối hôm đó ấm lòng. Người dân trên đảo đã giúp đỡ và đưa Duy cùng mọi người về nghỉ tạm tại một trường tiểu học trong vùng. Và trong giờ phút vừa thoát chết ấy, mặc dù vội vàng song Duy cũng kịp nhờ điện thoại của trường để gọi và nhắn với má rằng: "Tàu của con gặp nạn nhưng con đã an toàn má ạ, má đừng lo." Mỉm cười, chàng trai trẻ nói: "Em phải gọi ngay chứ má mà biết tin, lại lo đổ bệnh thì khổ, ở nhà má cưng em lắm."
Duy cho biết thêm, chỉ hai ngày nữa thôi là anh đã được ở nhà và gặp má rồi. Nở nụ cười tươi khi nói về má, chúng tôi biết rằng dường như Duy đã bớt bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn đã xảy ra với mình vừa qua.
Sau khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Italy can thiệp với công ty Costa Crociere sở hữu chiếc tàu du lịch thượng hạng nói trên yêu cầu phải có trách nhiệm và giải quyết các quyền lợi về lương và đền bù thỏa đáng những thiệt hại về tài sản cho ba công dân Việt Nam, Duy cùng hai người bạn của mình đã nhận được khoản tiền tạm ứng 400 euro cho mỗi người.
Ngoài ra, công ty Costa Crociere cũng đã mua vé hồi hương và hứa sẽ bồi thường và thanh toán tiền lương còn lại theo hợp đồng cho các công dân Việt Nam.
Ngày 19/1, Duy và hai người bạn của mình đã lên đường về nước trên chuyến bay của hãng hàng không Qatar chặng Rome-Doha cất cánh lúc 22 giờ 20 phút, sau đó sẽ bay tiếp chặng Doha -Thành phố Hồ Chí Minh, số hiệu máy bay QA608 và đến Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 21 giờ 25 phút tối 20/1./.
Chưa hết bàng hoàng sau sự thoát chết đầy may mắn, Anh Duy tâm sự rằng: "Tôi vô cùng hạnh phúc khi còn được trở về quê hương."
Duy cho biết chỉ hai tiếng rưỡi sau khi chiếc tàu du lịch sang trọng Costa Concordia rời bến ở Địa Trung Hải, vào khoảng 9 giờ tối 13/1 (giờ địa phương), anh nghe thấy tiếng va chạm mạnh, sau đó tàu bắt đầu nghiêng và đèn tắt ngấm.
Lúc đó, trên tàu có hơn 4.000 du khách và nhân viên, nhiều người đang ăn tối, vui chơi giải trí trên tàu. Mặc dù thuyền trưởng có trấn an không có chuyện gì nhưng nhiều hành khách vẫn lo lắng và khi nghe thấy hai hồi còi dài, rồi một hồi còi ngắn, báo hiệu tàu đang trong tình trạng khẩn cấp, hành khách thực sự hoảng hốt, xô nhau chạy tán loạn khắp nơi.
Là nhân viên trên tàu nên khi nhận được lệnh phải lên khu vực hướng dẫn hành khách chuẩn bị rời tàu, không chậm trễ và cũng không kịp suy nghĩ gì, Duy chạy ngay lên tầng trên nơi đặt xuồng và thuyền cứu hộ để thực hiện nhiệm vụ như đã từng được hướng dẫn và được tổ chức diễn tập hàng tháng trên tàu.
Khoảng 1 giờ đồng hồ sau cú va chạm, tình hình bắt đầu trở nên tồi tệ hơn. Bảy hồi còi ngắn liên tục và một hồi còi dài là mệnh lệnh tất cả rời ràu. Lúc này khung cảnh trên tàu diễn ra hỗn loạn. Hành khách vội vàng mạnh ai nấy chạy về cabin tìm áo cứu sinh hoặc ra boong số bốn, nơi đặt các xuồng cứu hộ.
Ở thời điểm đó, tàu đã bị nghiêng về một bên, nên một số xuồng cứu hộ trên cao không thể hạ xuống được. Vì thế, hành khách càng hoảng sợ, mọi người xô đẩy, nhau chen để nhảy vào các xuồng cứu hộ. Nhiều hành khách bị vướng lại trên tàu bắt đầu la ó, kêu gào một cách tuyệt vọng.
Còn Duy, sau khi đã hoàn thành công tác hướng dẫn và nhiều hành khách đã rời tàu an toàn, anh và một số nhân viên đợi thêm gần 2 tiếng nữa nhưng vẫn chưa thấy lệnh của thuyền trưởng cho phép nhân viên rời tàu. Chứng kiến cảnh hành khách tìm cách thoát thân trong hoảng loạn và tàu tiếp tục nghiêng, từ tầng 6 chạy xuống tầng 4, Duy băng lên phía đối diện nhìn xuống, anh giật mình vì lúc này nước đã bắt đầu ngập đến lên tầng 4 nên anh quyết định rời tàu.
Lúc này trên boong gần chỗ anh đứng còn khoảng 100 người. Trong cơn hoảng loạn, nhiều người đã nhảy xuống làn nước biển lạnh cóng với hy vọng thoát thân và để tránh khả năng tàu bị lật úp. Nhảy xuống biển, lộn một vòng dưới nước, Duy ngoi lên và quay đầu nhìn lại, anh vẫn thấy còn một số người trên boong tàu, trong đó có cả trẻ em và người già. Nước biển lạnh cóng, cộng thêm cả ngày làm việc vất vả cùng với mấy giờ đồng hồ hướng dẫn và bị hành khách xô đẩy khiến Duy thấm mệt. Anh cố gắng bơi nhanh và trườn vào một chiếc phao cứu sinh ở gần đó. Nhưng vì có quá nhiều người trong khi chiếc phao cũng vừa được ném xuống và chưa mở hết, nên chiếc phao đã bị chìm.
Điều không may cho Duy là sợi dây thừng trong chiếc phao lại cuốn chặt lấy chân, khiến anh không thể quẫy đạp được. Người bùng nhùng trong chiếc phao cứu sinh xịt lật úp, chân lại không cử động được, nhưng Duy tự nhủ phải bình tĩnh. Anh tiếp tục nín thở, cong người lên để tháo sợi dây ra. Ngoi được lên mặt nước, chưa kịp hoàn hồn, nhưng nhìn lên thấy con tàu vẫn đang đổ nghiêng về phía mình nên anh cố gắng bơi thật nhanh về phía trước. Lúc này áo phao trên người Duy đã bị mất lúc nào không hay. Mặc dù chân tay lạnh cóng, toàn thân cứng đờ nhưng Duy vẫn cố hết sức bình sinh, nhắm mắt bơi theo hướng có ánh đèn ở phía trước. "Cũng may là tàu gặp nạn ở gần bờ, nếu không lúc đó chắc em không thể bơi thêm được," Duy chia sẻ.
Bơi vào đến bờ, mặc dù đã kiệt sức nhưng khi thấy anh bạn đồng nghiệp người Brazil chết ngay bên mép nước, Duy cố gắng nhoài người để lết lên bờ đá và thiếp đi. Một lúc sau, Duy cố gượng dậy, thực hiện động tác nhảy người lên cho đỡ lạnh trong khi hai hàm răng va vào nhau lập cập. Lúc này có khoảng 25 người, cả nam lẫn nữ cũng vừa bơi được vào đảo. Không ai bảo ai, tất cả cùng đứng quây lại và ôm nhau cho đỡ lạnh.
Duy tâm sự, mặc dù gặp khó khăn nhưng tình người của các cư dân trên đảo đã làm Duy và những người thoát hiểm tối hôm đó ấm lòng. Người dân trên đảo đã giúp đỡ và đưa Duy cùng mọi người về nghỉ tạm tại một trường tiểu học trong vùng. Và trong giờ phút vừa thoát chết ấy, mặc dù vội vàng song Duy cũng kịp nhờ điện thoại của trường để gọi và nhắn với má rằng: "Tàu của con gặp nạn nhưng con đã an toàn má ạ, má đừng lo." Mỉm cười, chàng trai trẻ nói: "Em phải gọi ngay chứ má mà biết tin, lại lo đổ bệnh thì khổ, ở nhà má cưng em lắm."
Duy cho biết thêm, chỉ hai ngày nữa thôi là anh đã được ở nhà và gặp má rồi. Nở nụ cười tươi khi nói về má, chúng tôi biết rằng dường như Duy đã bớt bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn đã xảy ra với mình vừa qua.
Sau khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Italy can thiệp với công ty Costa Crociere sở hữu chiếc tàu du lịch thượng hạng nói trên yêu cầu phải có trách nhiệm và giải quyết các quyền lợi về lương và đền bù thỏa đáng những thiệt hại về tài sản cho ba công dân Việt Nam, Duy cùng hai người bạn của mình đã nhận được khoản tiền tạm ứng 400 euro cho mỗi người.
Ngoài ra, công ty Costa Crociere cũng đã mua vé hồi hương và hứa sẽ bồi thường và thanh toán tiền lương còn lại theo hợp đồng cho các công dân Việt Nam.
Ngày 19/1, Duy và hai người bạn của mình đã lên đường về nước trên chuyến bay của hãng hàng không Qatar chặng Rome-Doha cất cánh lúc 22 giờ 20 phút, sau đó sẽ bay tiếp chặng Doha -Thành phố Hồ Chí Minh, số hiệu máy bay QA608 và đến Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 21 giờ 25 phút tối 20/1./.
Ngự Bình- P.Thành-Minh Đức/Rome (Vietnam+)