Các nhà khoa học thuộc Học viện Hoàng Gia London, Anh, vừa công bố báo cáo mới nhất liên quan đến việc nghiên cứu thí nghiệm trên chuột.
Kết quả thí nghiệm phát hiện, việc gây ức chế vai trò của một loại protein nào đó không những có thể giúp chuột mang gen gây bệnh bạch cầu thông thường sẽ không phát bệnh, mà còn giúp chuột mắc bệnh càng trở nên nhạy cảm hơn với các loại thuốc.
Báo cáo cho biết các nhà khoa học đã tìm được phương pháp đảo ngược bệnh bạch cầu do gen MLL gây ra.
Bệnh bạch cầu do gen MLL gây ra chiếm khoảng 70% ở những trẻ em mắc bạch cầu và chiếm khoảng 10% ở những người trưởng thành mắc bạch cầu cấp tính.
Trong quá trình phát bệnh, trước tiên tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu sẽ biến thành tế bào gốc bệnh bạch cầu. Sau đó tế bào gốc bệnh bạch cầu tiếp tục biến thành tế bào bệnh bạch cầu và cuối cùng gây ra bệnh bạch cầu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học phát hiện, tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu không phải lúc nào cũng biến thành tế bào gốc bệnh bạch cầu. Tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu chỉ biến thành tế bào gốc bệnh bạch cầu dưới tác dụng của một loại protein có tên gọi Beta-catenin.
Nếu như gây ức chế vai trò của protein Beta-catenin, tế bào gốc bệnh bạch cầu có thể đảo ngược và biến thành tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu. Điều này có nghĩa là có thể thực hiện được sự đảo ngược tiến trình phát bệnh bạch cầu.
Kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy nếu gây ức chế hoàn toàn protein Beta-catenin, cho dù chuột thí nghiệm có mang gen MLL, cũng sẽ không phát bệnh bạch cầu. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm đối với tế bào bệnh bạch cầu ở người được nuôi trong ống nghiệm cũng cho thấy, sau khi gây ức chế vai trò của protein Beta-catenin, khả năng sinh trưởng của tế bào bệnh bạch cầu giảm xuống.
Theo các nhà khoa học, thí nghiệm cho thấy protein Beta-catenin không gây ảnh hưởng đến tế bào bình thường. Nếu như có thể nghiên cứu thành công thuốc gây ức chế đến protein Beta-catenin, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu.
Bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu cơ chế tác dụng của protein Beta-catenin, qua đó nghiên cứu và ứng dụng phương pháp này trong điều trị các loại bệnh bạch cầu khác./.
Kết quả thí nghiệm phát hiện, việc gây ức chế vai trò của một loại protein nào đó không những có thể giúp chuột mang gen gây bệnh bạch cầu thông thường sẽ không phát bệnh, mà còn giúp chuột mắc bệnh càng trở nên nhạy cảm hơn với các loại thuốc.
Báo cáo cho biết các nhà khoa học đã tìm được phương pháp đảo ngược bệnh bạch cầu do gen MLL gây ra.
Bệnh bạch cầu do gen MLL gây ra chiếm khoảng 70% ở những trẻ em mắc bạch cầu và chiếm khoảng 10% ở những người trưởng thành mắc bạch cầu cấp tính.
Trong quá trình phát bệnh, trước tiên tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu sẽ biến thành tế bào gốc bệnh bạch cầu. Sau đó tế bào gốc bệnh bạch cầu tiếp tục biến thành tế bào bệnh bạch cầu và cuối cùng gây ra bệnh bạch cầu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học phát hiện, tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu không phải lúc nào cũng biến thành tế bào gốc bệnh bạch cầu. Tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu chỉ biến thành tế bào gốc bệnh bạch cầu dưới tác dụng của một loại protein có tên gọi Beta-catenin.
Nếu như gây ức chế vai trò của protein Beta-catenin, tế bào gốc bệnh bạch cầu có thể đảo ngược và biến thành tế bào gốc tiền thân bệnh bạch cầu. Điều này có nghĩa là có thể thực hiện được sự đảo ngược tiến trình phát bệnh bạch cầu.
Kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy nếu gây ức chế hoàn toàn protein Beta-catenin, cho dù chuột thí nghiệm có mang gen MLL, cũng sẽ không phát bệnh bạch cầu. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm đối với tế bào bệnh bạch cầu ở người được nuôi trong ống nghiệm cũng cho thấy, sau khi gây ức chế vai trò của protein Beta-catenin, khả năng sinh trưởng của tế bào bệnh bạch cầu giảm xuống.
Theo các nhà khoa học, thí nghiệm cho thấy protein Beta-catenin không gây ảnh hưởng đến tế bào bình thường. Nếu như có thể nghiên cứu thành công thuốc gây ức chế đến protein Beta-catenin, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu.
Bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu cơ chế tác dụng của protein Beta-catenin, qua đó nghiên cứu và ứng dụng phương pháp này trong điều trị các loại bệnh bạch cầu khác./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)