Sáng 16/4, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Trường Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội tổ chức báo cáo khoa học chương trình nghiên cứu về lịch sử và di sản miền Trung Việt Nam, Trường Lũy tại Quảng Ngãi-Bình Định.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông, Trưởng phòng nghiên cứu kỹ thuật cổ của Viện khảo cổ học Việt Nam, Trường Lũy Quảng Ngãi-Bình Định là một công trình kiến trúc lớn và đa dạng, dài 200km, bắt đầu từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định).
Lũy được đắp bằng đất hoặc xếp bằng đá. Mặc dù theo một số tài liệu có đề cập về Trường Lũy vào thế kỷ XX, song trên thực tế khai quật ở các điểm Thiên Xuân, Rừng Đồn và đèo Chim Hút (huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), bước đầu các nhà khoa học xác định được xây dựng từ thế kỷ XVII.
Hiện nay, trên dọc lũy vẫn còn những đoạn lũy khá nguyên vẹn như ở Thiên Xuân, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành. Dọc lũy, thời triều Nguyễn có hệ thống bảo (đồn bảo vệ) mà qua tài liệu có đến 115 bảo và các nhà khảo cổ đã khảo sát 50 bảo.
Trường Lũy không chỉ mang tính chất phòng vệ mà còn có vai trò thương mại, trao đổi mua bán giữa đồng bằng và miền ngược, xa hơn là Tây Nguyên, qua đó cho thấy mối quan hệ trao đổi giữa các nền văn minh của các dân tộc khu vực Đông Nam Á.
Đây là công trình độc đáo, một di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị trên các phương diện khảo cổ học và kiến trúc, nhân loại học, câu chuyện lịch sử và giá trị về cảnh quan.
Tại buổi công bố nghiên cứu của các nhà khảo cổ, Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh Trường Lũy là công trình có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê đề nghị tỉnh Quảng ngãi và ngành chức năng trong quá trình nghiên cứu và lập hồ sơ để công nhận di tích quốc gia cần có sự tham gia của cộng đồng cư dân sống ở khu vực Trường Lũy. Có như vậy công trình này mới được bảo vệ và phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất./.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông, Trưởng phòng nghiên cứu kỹ thuật cổ của Viện khảo cổ học Việt Nam, Trường Lũy Quảng Ngãi-Bình Định là một công trình kiến trúc lớn và đa dạng, dài 200km, bắt đầu từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định).
Lũy được đắp bằng đất hoặc xếp bằng đá. Mặc dù theo một số tài liệu có đề cập về Trường Lũy vào thế kỷ XX, song trên thực tế khai quật ở các điểm Thiên Xuân, Rừng Đồn và đèo Chim Hút (huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), bước đầu các nhà khoa học xác định được xây dựng từ thế kỷ XVII.
Hiện nay, trên dọc lũy vẫn còn những đoạn lũy khá nguyên vẹn như ở Thiên Xuân, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành. Dọc lũy, thời triều Nguyễn có hệ thống bảo (đồn bảo vệ) mà qua tài liệu có đến 115 bảo và các nhà khảo cổ đã khảo sát 50 bảo.
Trường Lũy không chỉ mang tính chất phòng vệ mà còn có vai trò thương mại, trao đổi mua bán giữa đồng bằng và miền ngược, xa hơn là Tây Nguyên, qua đó cho thấy mối quan hệ trao đổi giữa các nền văn minh của các dân tộc khu vực Đông Nam Á.
Đây là công trình độc đáo, một di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị trên các phương diện khảo cổ học và kiến trúc, nhân loại học, câu chuyện lịch sử và giá trị về cảnh quan.
Tại buổi công bố nghiên cứu của các nhà khảo cổ, Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh Trường Lũy là công trình có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê đề nghị tỉnh Quảng ngãi và ngành chức năng trong quá trình nghiên cứu và lập hồ sơ để công nhận di tích quốc gia cần có sự tham gia của cộng đồng cư dân sống ở khu vực Trường Lũy. Có như vậy công trình này mới được bảo vệ và phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất./.
Đoàn Hữu Trung (Vietnam+)