Ngày 28/12, tại khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam), Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn chính thức công bố logo khu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Theo đó, logo khu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gồm hai màu vàng-nâu, lấy cảm hứng chủ đạo từ màu gạch Chăm rêu phong qua thời gian. Hình tượng người phụ nữ Chăm với điệu múa vũ nữ Trà Kiệu vốn làm nên điểm đặc sắc nhất trong văn hóa của người Chămpa cổ ở Việt Nam được sử dụng làm điểm nhấn.
Logo cũng sử dụng hình ảnh cách điệu của các chữ cái M trong tên di sản Mỹ Sơn và W trong cụm từ tiếng Anh: World heritage (di sản thế giới). Đây là tác phẩm đoạt giải nhất của tác giả Lê Quang Lợi, một họa sỹ thiết kế tỉnh Bình Dương trong cuộc thi sáng tác logo cho khu di sản thế giới do Ban Quản lý di tích du lịch Mỹ Sơn phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội phát động từ tháng 7 đến tháng 11/2011.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999, Khu di sản Mỹ Sơn chính thức công bố logo.
Cùng ngày, Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn phối hợp cùng với các đơn vị đối tác là các Doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, lữ hành chính thức khai trương hệ thống xe điện trung chuyển, phục vụ việc di chuyển của khách tham quan trong phạm vi khu di tích Mỹ Sơn. Đợt này có 5 xe được đưa vào hoạt động, trong đó có 3 xe 8 chỗ, 2 xe 6 chỗ, gắn liền với hệ thống nhà chờ, trạm điều hành và nạp năng lượng điện đi vào hoạt động. Kinh phí cho việc triển khai hệ thống xe điện trung chuyển này là 1,2 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn quỹ tích lũy của Ban Quản lý và vốn vay ngân hàng.
Theo Ban Quản lý di tích du lịch Mỹ Sơn, giải pháp vận chuyển bằng xe điện được tiến hành sau các nghiên cứu kỹ lưỡng về tính an toàn, thuận lợi cho du khách, đồng thời đảm bảo tính bền vững, giảm thiểu gây ô nhiễm, tiếng ồn đối với khu di tích.
Dự kiến trong năm 2012, hệ thống sẽ tiếp tục được củng cố với việc nâng cấp số lượng và chất lượng, bao gồm việc đầu tư thêm 10 chiếc xe điện từ 6-8 chỗ, nhằm đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Khi hệ thống hoàn thiện, sẽ chấm dứt tình trạng các loại xe du lịch chạy vào bên trong khu di tích vào mùa cao điểm. Các phương tiện trung chuyển được bố trí lệch giờ để giãn khách tham quan trong các giờ cao điểm.
Phí trung chuyển với dịch vụ này được giới hạn ở mức 15.000 đồng/người đối với khách quốc tế và 10.000 đồng/người đối với khách nội địa./.
Theo đó, logo khu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gồm hai màu vàng-nâu, lấy cảm hứng chủ đạo từ màu gạch Chăm rêu phong qua thời gian. Hình tượng người phụ nữ Chăm với điệu múa vũ nữ Trà Kiệu vốn làm nên điểm đặc sắc nhất trong văn hóa của người Chămpa cổ ở Việt Nam được sử dụng làm điểm nhấn.
Logo cũng sử dụng hình ảnh cách điệu của các chữ cái M trong tên di sản Mỹ Sơn và W trong cụm từ tiếng Anh: World heritage (di sản thế giới). Đây là tác phẩm đoạt giải nhất của tác giả Lê Quang Lợi, một họa sỹ thiết kế tỉnh Bình Dương trong cuộc thi sáng tác logo cho khu di sản thế giới do Ban Quản lý di tích du lịch Mỹ Sơn phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội phát động từ tháng 7 đến tháng 11/2011.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999, Khu di sản Mỹ Sơn chính thức công bố logo.
Cùng ngày, Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn phối hợp cùng với các đơn vị đối tác là các Doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, lữ hành chính thức khai trương hệ thống xe điện trung chuyển, phục vụ việc di chuyển của khách tham quan trong phạm vi khu di tích Mỹ Sơn. Đợt này có 5 xe được đưa vào hoạt động, trong đó có 3 xe 8 chỗ, 2 xe 6 chỗ, gắn liền với hệ thống nhà chờ, trạm điều hành và nạp năng lượng điện đi vào hoạt động. Kinh phí cho việc triển khai hệ thống xe điện trung chuyển này là 1,2 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn quỹ tích lũy của Ban Quản lý và vốn vay ngân hàng.
Theo Ban Quản lý di tích du lịch Mỹ Sơn, giải pháp vận chuyển bằng xe điện được tiến hành sau các nghiên cứu kỹ lưỡng về tính an toàn, thuận lợi cho du khách, đồng thời đảm bảo tính bền vững, giảm thiểu gây ô nhiễm, tiếng ồn đối với khu di tích.
Dự kiến trong năm 2012, hệ thống sẽ tiếp tục được củng cố với việc nâng cấp số lượng và chất lượng, bao gồm việc đầu tư thêm 10 chiếc xe điện từ 6-8 chỗ, nhằm đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Khi hệ thống hoàn thiện, sẽ chấm dứt tình trạng các loại xe du lịch chạy vào bên trong khu di tích vào mùa cao điểm. Các phương tiện trung chuyển được bố trí lệch giờ để giãn khách tham quan trong các giờ cao điểm.
Phí trung chuyển với dịch vụ này được giới hạn ở mức 15.000 đồng/người đối với khách quốc tế và 10.000 đồng/người đối với khách nội địa./.
H.Chung (TTXVN/Vietnam+)