Tối 24/6, tại thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng chứng nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, do Đại diện tổ chức Văn hóa-Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp Quốc (UNESCO) trao tặng.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang đã được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006 tại kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển.
Khu dự trữ sinh quyển trên gồm cả biển, hải đảo và đất liền, với các vùng lõi vườn Quốc gia U Minh Thượng, vườn Quốc gia Phú Quốc và khu bảo tồn biển, khu rừng bảo vệ cảnh quan Kiên Lương, Hà Tiên và rừng nhập mặn ven biển. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển là1.146, 072,2ha, trong đó trên cạn 189.439ha, còn lại là trên biển.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có sáu hệ sinh thái đặc thù, hệ động thực vật có khoảng 2.340 loài, trong đó 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 860 loài động vật với 78 loài quý hiếm, 36 loài đặc hữu.
Về Văn hóa lễ hội và danh thắng, Khu không chỉ đa dạng về sinh cảnh, địa hình mà di sản văn hóa cũng rất phong phú đa dạng với 38 di tích lịch sử văn hóa danh thắng được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh. Hàng năm trên địa bàn Khu diễn ra 389 lễ hội với 91 lễ hội dân gian, 235 lễ hội tôn giáo, 62 lễ hội lịch sử cách mạn của cả người Kinh, người Khmer và người Hoa.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có lợi thế rất lớn về bảo tồn phát triển nuôi trồng hải sản, về cảnh quan môi trường sinh thái. Đây là một trong bốn vùng du lịch trọng điểm của cả nước./.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang đã được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006 tại kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển.
Khu dự trữ sinh quyển trên gồm cả biển, hải đảo và đất liền, với các vùng lõi vườn Quốc gia U Minh Thượng, vườn Quốc gia Phú Quốc và khu bảo tồn biển, khu rừng bảo vệ cảnh quan Kiên Lương, Hà Tiên và rừng nhập mặn ven biển. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển là1.146, 072,2ha, trong đó trên cạn 189.439ha, còn lại là trên biển.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có sáu hệ sinh thái đặc thù, hệ động thực vật có khoảng 2.340 loài, trong đó 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 860 loài động vật với 78 loài quý hiếm, 36 loài đặc hữu.
Về Văn hóa lễ hội và danh thắng, Khu không chỉ đa dạng về sinh cảnh, địa hình mà di sản văn hóa cũng rất phong phú đa dạng với 38 di tích lịch sử văn hóa danh thắng được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh. Hàng năm trên địa bàn Khu diễn ra 389 lễ hội với 91 lễ hội dân gian, 235 lễ hội tôn giáo, 62 lễ hội lịch sử cách mạn của cả người Kinh, người Khmer và người Hoa.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có lợi thế rất lớn về bảo tồn phát triển nuôi trồng hải sản, về cảnh quan môi trường sinh thái. Đây là một trong bốn vùng du lịch trọng điểm của cả nước./.
Nam Thắng (TTXVN/Vietnam+)