Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Khu bảo tồn rừng Dermakot, Malaysia đã ghi hình được loài báo gấm Sundaland, có họ hàng với "Ông ba mươi".
Loài báo này rất hiếm khi xuất hiện. Nó được phát hiện cách đây ba năm và đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) xếp vào danh sách các loài đặc biệt cần được bảo vệ.
Theo nhà khoa học Andreas Wilting của Viện nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz (Đức), từ trước tới nay chưa từng có một nghiên cứu chi tiết nào về môi trường sống của loài động vật này.
Cho tới năm 2007, các nhà khoa học vẫn đinh ninh rằng tất cả báo gấm ở châu Á đều thuộc một giống báo.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gen gần đây cho thấy trên thực tế có hai giống báo gấm riêng biệt, một loài sống ở lục địa chính của châu Á, trong khi loài báo gấm Sundaland quý hiếm vừa được ghi hình tập trung ở các đảo Borneo và Sumatra của Malaysia.
Hồi năm 2006, một khách du lịch cũng đã tình cờ ghi được 30 giây hình ảnh báo gấm Sundaland, song đoạn phim này không được công bố.
Để có được những hình ảnh sinh động về cuộc sống của loài báo gấm Sundaland, các nhà khoa học đã phải "ăn trực nằm chờ" hàng tháng trời tại Khu bảo tồn rừng Dermakot.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chụp được ảnh 2 loài mèo quý hiếm là mèo đầu dẹt và mèo nâu đỏ./.
Loài báo này rất hiếm khi xuất hiện. Nó được phát hiện cách đây ba năm và đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) xếp vào danh sách các loài đặc biệt cần được bảo vệ.
Theo nhà khoa học Andreas Wilting của Viện nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz (Đức), từ trước tới nay chưa từng có một nghiên cứu chi tiết nào về môi trường sống của loài động vật này.
Cho tới năm 2007, các nhà khoa học vẫn đinh ninh rằng tất cả báo gấm ở châu Á đều thuộc một giống báo.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gen gần đây cho thấy trên thực tế có hai giống báo gấm riêng biệt, một loài sống ở lục địa chính của châu Á, trong khi loài báo gấm Sundaland quý hiếm vừa được ghi hình tập trung ở các đảo Borneo và Sumatra của Malaysia.
Hồi năm 2006, một khách du lịch cũng đã tình cờ ghi được 30 giây hình ảnh báo gấm Sundaland, song đoạn phim này không được công bố.
Để có được những hình ảnh sinh động về cuộc sống của loài báo gấm Sundaland, các nhà khoa học đã phải "ăn trực nằm chờ" hàng tháng trời tại Khu bảo tồn rừng Dermakot.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chụp được ảnh 2 loài mèo quý hiếm là mèo đầu dẹt và mèo nâu đỏ./.
(TTXVN/Vietnam+)