Ngày 15/4, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nam Định cho biết ngày 14/4. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đã ra quyết định công bố dịch tai xanh (PRRS) trên đàn lợn tại hai huyện Trực Ninh và Xuân Trường.
Các huyện bị uy hiếp là Nam Trực, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy; các huyện tiếp giáp với huyện bị uy hiếp là các huyện vùng đệm.
Trước tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định cũng đã giao cho Ủy ban Nhân dân các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Hải Hậu có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn huyện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y; trong đó tập trung đẩy mạnh các biện pháp nhanh chóng dập tắt các ổ dịch và ngăn chặn không để dịch tiếp tục lây lan trong thời gian tới.
Chi cục Thú y tỉnh cũng phối hợp với Trạm Thú y các xã, phường, thị trấn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 64 Trưởng Thú y các xã vùng dịch uy hiếp, vùng đệm và xã nguy cơ cao. Cán bộ Thú y cũng triển khai hoạt động hướng dẫn các địa phương tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy trình kỹ thuật và xử lý sự cố hố chôn trong vùng dịch. Đồng thời, cán bộ Thú y của Chi cục Thú y tỉnh cũng tăng cường công tác hướng dẫn người chăn nuôi, cán bộ Thú y cơ sở thực hiện chăm sóc, hỗ trợ điều trị những lợn mắc bệnh theo đúng hướng dẫn của Chi cục Thú y và tuyên truyền để người dân không giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm của lợn trong vùng dịch.
Đến nay, Ủy ban Nhân dân các huyện Trực Ninh, Xuân Trường và Hải Hậu cũng đã cấp cho các xã có dịch và vùng dịch uy hiếp 2.600 lít thuốc sát trùng và 12.500kg vôi bột để khử trùng môi trường.
Tính đến hết ngày 14/4, dịch tai xanh đã xảy ra ở 192 thôn, xóm. Trong đó, tổng số lợn ốm đã lên tới 10.882 con, tổng số lợn tiêu hủy là 3.508 con của 820 hộ với trọng lượng tiêu hủy là 63.290kg.$0 $0Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng có quyết định số 392/QĐ-UBND công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành.
Ngày 10/4 vừa qua, Trạm Thú y huyện Thuận Thành đã phát hiện và có báo cáo về tình hình lợn ốm, chết tại thôn Cả Đông Côi, thị Trấn Hồ, với biểu hiện lâm sàng là lợn sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít, viêm khớp chân, điểm xuất huyết trên da có hình tròn, vuông.
Đến ngày 12/4 vừa qua, số lợn mắc bệnh đã lên tới 215 con ở 27 hộ chăn nuôi và có chiều hướng lây lan nhanh. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, mức độ lây lan của dịch, Chi cục Thú y Bắc Ninh kết luận đàn lợn mắc bệnh tai xanh. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy có virus tai xanh tại các mẫu bệnh phẩm.
Ngay sau khi phát hiện dịch tai xanh, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh đã tiêu hủy toàn bộ số lợn bị bệnh; thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào thôn Cả Đông Côi, thị trấn Hồ; đ ình chỉ việc giết mổ, mua bán lợn và các sản phẩm của lợn trong vùng dịch; vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường 1 lần/ngày bằng các loại hóa chất diệt trùng và vôi bột. Chi cục cũng tổ chức cho các hộ cam kết bằng văn bản không bán chạy, không giết mổ, buôn bán tiêu thụ lợn bệnh./.
Các huyện bị uy hiếp là Nam Trực, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy; các huyện tiếp giáp với huyện bị uy hiếp là các huyện vùng đệm.
Trước tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định cũng đã giao cho Ủy ban Nhân dân các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Hải Hậu có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn huyện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y; trong đó tập trung đẩy mạnh các biện pháp nhanh chóng dập tắt các ổ dịch và ngăn chặn không để dịch tiếp tục lây lan trong thời gian tới.
Chi cục Thú y tỉnh cũng phối hợp với Trạm Thú y các xã, phường, thị trấn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 64 Trưởng Thú y các xã vùng dịch uy hiếp, vùng đệm và xã nguy cơ cao. Cán bộ Thú y cũng triển khai hoạt động hướng dẫn các địa phương tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy trình kỹ thuật và xử lý sự cố hố chôn trong vùng dịch. Đồng thời, cán bộ Thú y của Chi cục Thú y tỉnh cũng tăng cường công tác hướng dẫn người chăn nuôi, cán bộ Thú y cơ sở thực hiện chăm sóc, hỗ trợ điều trị những lợn mắc bệnh theo đúng hướng dẫn của Chi cục Thú y và tuyên truyền để người dân không giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm của lợn trong vùng dịch.
Đến nay, Ủy ban Nhân dân các huyện Trực Ninh, Xuân Trường và Hải Hậu cũng đã cấp cho các xã có dịch và vùng dịch uy hiếp 2.600 lít thuốc sát trùng và 12.500kg vôi bột để khử trùng môi trường.
Tính đến hết ngày 14/4, dịch tai xanh đã xảy ra ở 192 thôn, xóm. Trong đó, tổng số lợn ốm đã lên tới 10.882 con, tổng số lợn tiêu hủy là 3.508 con của 820 hộ với trọng lượng tiêu hủy là 63.290kg.$0 $0Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng có quyết định số 392/QĐ-UBND công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành.
Ngày 10/4 vừa qua, Trạm Thú y huyện Thuận Thành đã phát hiện và có báo cáo về tình hình lợn ốm, chết tại thôn Cả Đông Côi, thị Trấn Hồ, với biểu hiện lâm sàng là lợn sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít, viêm khớp chân, điểm xuất huyết trên da có hình tròn, vuông.
Đến ngày 12/4 vừa qua, số lợn mắc bệnh đã lên tới 215 con ở 27 hộ chăn nuôi và có chiều hướng lây lan nhanh. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, mức độ lây lan của dịch, Chi cục Thú y Bắc Ninh kết luận đàn lợn mắc bệnh tai xanh. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy có virus tai xanh tại các mẫu bệnh phẩm.
Ngay sau khi phát hiện dịch tai xanh, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh đã tiêu hủy toàn bộ số lợn bị bệnh; thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào thôn Cả Đông Côi, thị trấn Hồ; đ ình chỉ việc giết mổ, mua bán lợn và các sản phẩm của lợn trong vùng dịch; vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường 1 lần/ngày bằng các loại hóa chất diệt trùng và vôi bột. Chi cục cũng tổ chức cho các hộ cam kết bằng văn bản không bán chạy, không giết mổ, buôn bán tiêu thụ lợn bệnh./.
Thùy Dung-Thái Hùng (TTXVN)